“Biệt phái viên chức” có được hưởng phụ cấp?
Việc thực hiện biệt phái để thực hiện tham mưu, giúp Ban lãnh đạo Phòng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo trên địa bàn huyện.
Các viên chức này hầu hết là những nhà giáo có uy tín, phẩm chất và năng lực tốt nhưng khi thực hiện nhiệm vụ biệt phái tại Phòng GD&ĐT lại không được hưởng phụ cấp công vụ (25%) do không phải là công chức; mặt khác lại không được hưởng phụ cấp đứng lớp (do Quyết định số 42/QĐ-TTg đã hết hiệu lực từ ngày 31/5/2015) và các loại phụ cấp khác như: chức vụ, thâm niên nghề,...
Theo tôi hiểu các viên chức này vẫn được hưởng các loại phụ cấp như trước khi đi thực hiện biệt phái. Xin luật sư cho biết tôi hiểu như trên có đúng không?
Nếu đúng thì cần kiến nghị với cơ quan nào, cấp nào để thực hiện thanh toán các chế độ đó cho viên chức biệt phái. Nếu sai mong luật sư giải đáp giúp. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
* Trả lời:
Nội dung bạn đọc Bùi Ngọc Thắng thangvp77@gmail.com hỏi, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội trả lời:
Khi nhà giáo được điều động về làm công tác quản lý, tham mưu, chỉ đạo về giáo dục, dạy nghề ở các cơ quan trung ương và địa phương thì trở thành công chức, chịu sự điều chỉnh của Luật Cán bộ, công chức và được hưởng lương theo ngạch, bậc và phụ cấp công vụ; đồng thời không hưởng phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi của nhà giáo nữa.
Trong ngắn hạn, căn cứ đề xuất của Bộ GD&ĐT, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép bảo lưu phụ cấp ưu đãi (tối đa 36 tháng) đối với các nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập được điều động về công tác tại các Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT mà không hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo. Ngày 5/8/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 42/2011/QĐ-TTg về bảo lưu chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo được điều động làm công tác quản lý giáo dục.
Theo đó, nhà giáo đang giảng dạy tại cơ sở giáo dục có quyết định điều động, biệt phái về công tác tại Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo trong khoảng thời gian từ tháng 9/2010 đến hết tháng 5/2015, nếu không giữ chức vụ lãnh đạo thì được bảo lưu phụ cấp ưu đãi (phụ cấp đứng lớp) tối đa là 36 tháng, nhằm hỗ trợ nhà giáo khắc phục khó khăn trong thời gian đầu thực hiện quyết định điều động.
Như vậy, thời gian nhà giáo được hưởng bảo lưu phụ cấp ưu đãi theo Quyết định số 42/2011/QĐ-TTg là thời gian được tính từ ngày quyết định điều động, biệt phái về công tác tại Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực (trong khoảng thời gian từ tháng 9/2010 đến tháng 5/2015).
Trường hợp nhà giáo được điều động, biệt phái sau ngày 31/5/2015 (ngày Quyết định số 42/2011/QĐ-TTg hết hiệu lực) thì không được hưởng chế độ bảo lưu phụ cấp nói trên).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?