Giáo viên hợp đồng cũng được phụ cấp ưu đãi

Chúng tôi là những giáo viên hợp đồng của trường tiểu học và THCS công lập của một huyện ngoại thành Hà Nội. Theo quy định của Nhà nước chúng tôi có được hưởng phụ cấp đứng lớp hay không? Nếu được thì cách tính như thế nào? Hiện nay chúng tôi vẫn không được hưởng phụ cấp này như vậy là đúng hay sai? - Nguyễn Thị Thu Trang (ngthutrang88@gmail.com)

* Trả lời:

Ngày 23/1/2006 liên bộ gồm: Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT ban thành Thông tư liên tịch số: 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định số: 244/2005/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

Theo đó, tại Khoản 1 Mục I của Thông tư này hướng dẫn về phạm vi và đối tượng áp dụng dụng như sau: Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội được nhà nước cấp kinh phí hoạt động;

Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;

Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Còn tại Khoản 2 Mục I Thông tư trên hướng dẫn về điều kiện áp dụng phụ cấp ưu đãi như sau:

Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) thì được hưởng phụ cấp ưu đãi. Riêng đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 mục này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo.

Như vậy căn cứ vào hướng dẫn nêu trên và theo thư bạn viết, bạn đang là giáo viên hợp đồng nhưng không nói rõ là hợp đồng gì và có được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP hay không nên rất khó để chúng tôi trả lời chính xác cho bạn.

Vì vậy chúng tôi đặt ra hai trường hợp như sau để bạn nghiên cứu và tham khảo:

Thứ nhất: Nếu các bạn làm việc theo hợp đồng thời vụ không được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì các bạn không đủ điều kiện để được hưởng phụ cấp ưu đãi theo Quyết định số: 244/2005/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ.

Thứ hai: Nếu các bạn là giáo viên hợp đồng nhưng được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP thì các bạn hoàn toàn đủ điều kiện được hưởng phụ cấp ưu đãi hay còn gọi là phụ cấp đứng lớp. Cụ thể như sau:

Đối với giáo viên THCS sẽ được hưởng chế độ phụ cấp đứng lớp là 30% (áp dụng theo Điểm b Khoản 1 Mục II của Thông tư trên). Còn đối với giáo viên tiểu học sẽ được mức phụ cấp này là 35% (áp dụng theo Điểm c, Khoản 1 Mục II của Thông tư trên).

Cách tính phụ cấp ưu đãi được thực hiện theo Khoản 2 Mục II của Thông tư trên như sau:

Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.

Sỹ Điền

Giáo viên
Hỏi đáp mới nhất về Giáo viên
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên trường tiểu học có kiêm nhiệm công tác văn thư thì có được nghỉ hè không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức lương giáo viên THPT hạng 3 sau khi tăng lương cơ sở cao nhất 11.653.200 đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phụ cấp công tác lâu năm của giáo viên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên tiểu học bắt buộc phải có các loại chứng chỉ nào theo chuẩn chức danh nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên phổ thông kiêm nhiệm một số vị trí việc làm khác?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên THCS, THPT bắt buộc phải có các loại chứng chỉ nào theo chuẩn chức danh nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất thời gian làm việc trong năm học của giáo viên phổ thông là 42 tuần?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên nghỉ hè có lương không? Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học, THCS, THPT là bao nhiêu tuần?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên đi nước ngoài có phải xin phép không? Giáo viên đi nước ngoài không xin phép có bị xử lý kỷ luật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Giáo viên có được dạy thêm tại nhà không? Dạy thêm, học thêm phải đáp ứng nguyên tắc gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giáo viên
Thư Viện Pháp Luật
205 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giáo viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào