Không đơn phương chấm dứt HĐLĐ với lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

GD&TĐ - Trường hợp nhân viên trường học đang nuôi con nhỏ 8 tháng tuổi bị chấm dứt hợp đồng lao động có đúng quy định của Luật Lao động không? Hỏi: Trước đó tôi là nhân viên tạp vụ của một cơ sở đào tạo, được đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Vậy mà tôi được nhà trường thông báo là sẽ chấm dứt hợp đồng lao động đối với tôi để tinh giảm biên chế. Như vậy có đúng không? Hiện tôi đang rất lo lắng không biết làm thế nào, xin tư vấn giúp tôi? – Nguyễn Thị Tuyết Trinh (ngtuyettrinh@gmail.com).

* Trả lời: 

Theo quy định tại khoản 3 Điều 155 Bộ Luật Lao động năm 2012 (có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2013), một trong những lý do mà người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) đối với lao động nữ là nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Còn tại Điều 158 quy định: Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Căn cứ vào quy định trên, và theo thư bạn viết hiện bạn đang nuôi con nhỏ 8 tháng tuổi. Vì vậy bạn yên tâm là mình sẽ không bị chấm dứt hợp đồng lao động khi bạn đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Trong trường hợp nhà trưỡng vẫn tiến hành chấm dứt HĐLĐ đối với bạn, để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn cần có đơn trực tiếp hoặc thông quan tổ chức công đoàn yêu nhà trường tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động bảo đảm việc làm cho bạn sau thời gian nghỉ thai sản.

Trường hợp nhà trường không thực hiện yêu cầu, bạn có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân như sau: Đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương cử hòa giải viên giải quyết tranh chấp hoặc làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án Nhân dân mà không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết (căn cứ Điều 201 và Điều 202 Bộ Luật Lao động năm 2012).

Sỹ Điền

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Hỏi đáp mới nhất về Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có quyền sa thải đối với nhân viên có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị đánh đập ép buộc làm việc thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp người lao động nghỉ việc không cần báo trước?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, vi phạm thời gian báo trước khi nghỉ việc bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian báo trước khi công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng xác định thời hạn có tính cả ngày nghỉ lễ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty cho người lao động nghỉ việc trước thời hạn báo trước thì phải bồi thường như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghỉ ngang có giấy quyết định nghỉ việc hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? Thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty có quyền sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động khi họ bị viêm gan B hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Thư Viện Pháp Luật
230 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào