Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên
* Trả lời:
Tại Điều 1 Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV- BTC-BLĐTBXH của Bộ Tài chính-Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội-Bộ Nội vụ-Bộ Giáo dục và Đào tạo: Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo quy định:
Nhà giáo trong biên chế, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).
Nhà giáo trong biên chế đang làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học công lập.
Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể:
Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải được xếp vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15);
Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo như quy định tại điểm a khoản này.
Như vậy với trường hợp của bạn, trong thư bạn không nói bạn đã được vào biên chế hay chưa hay vẫn là giáo viên hợp đồng. Do đó rất khó để chúng tôi trả lời chính xác cho bạn.
Chúng tôi đưa ra hai tình huống để bạn tham khảo:
Thứ nhất nếu bạn vẫn là giáo viên hợp đồng, bạn sẽ không thuộc đối tượng đưởng hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CP
Thứ hai, nếu bạn đã được vào biên chế thì bạn sẽ được hưởng chế độ phụ cấp này. Cụ thể: Nhà giáo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch này có thời gian giảng dạy, giáo dục được tính hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Khoản 1 Điều này đủ 5 năm (60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1% (áp dụng theo Khoản 3 Điều 2 Thông tư trên).
Lưu ý: Thời gian tập sự sẽ không được tính phụ cấp thâm niên.
Như vậy, khi làm hồ sơ hưởng phụ cấp thâm niên, bạn sẽ được hưởng kể từ ngày cấp có thẩm quyền ra quyết định hết thời gian tập sự sau khi bạn được vào biên chế.
Sỹ Điền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?