Thủ tục khai nhận di sản thừa kế?
Công ty luật Cương Lĩnh xin trả lời câu hỏi như sau:
Pháp luật quy định diện tích đất mà bố mẹ bạn để lại được coi là di sản thừa kế. Do bố mẹ bạn không để lại di chúc nên di sản sẽ được chia theo pháp luật. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bố mẹ bạn bao gồm:
- Ông bà nội (được hưởng phần di sản thừa kế do bố bạn để lại – nếu ông bà còn sống vào thời điểm mở thừa kế);
- Ông bà ngoại (được hưởng phần di sản thừa kế do mẹ bạn để lại – nếu ông bà còn sống vào thời điểm mở thừa kế);
- Ba anh chị em của bạn (được hưởng phần di sản thừa kế do bố và mẹ bạn để lại).
(Khoản 1 Điều 176 Bộ luật dân sự năm 2005).
Bạn cần thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế và đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở để hợp thức hóa căn nhà và diện tích đất đứng tên mình.
1. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế:
Bạn và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nêu trên thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng công chứng. Theo đó, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất cùng ký tên vào Văn bản thỏa thuận có nội dung tặng cho quyền nhận di sản cho bạn. Cụ thể:
- Bạn sẽ tới phòng công chứng nộp các giấy tờ sau cho công chứng viên/chuyên viên thụ lý hồ sơ
- Nơi tiếp nhận hồ sơ: Phòng công chứng
- Hồ sơ công chứng gồm các thủ tục sau:
+ Đối với người yêu cầu công chứng Văn bản thoả thuận phân chia di sản bao gồm các giấy tờ sau:
1. Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;
2. Dự thảo Văn bản thoả thuận phân chia di sản;
3. Bản sao giấy tờ tuỳ thân;
4. Bản sao giấy tờ liên quan đến việc công chứng Văn bản thoả thuận phân chia di sản. (Bản sao là bản chụp, bản in, bản đánh máy nhưng có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính không phải chứng thực nhưng khi nộp bản sao người yêu cầu công chứng phải nộp bản chính để đối chiếu).
+ Di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình: (theo khoản 2 Điều 49 Luật Công chứng)
1. Giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
2. Đối với trường hợp thừa kế theo pháp luật người yêu cầu công chứng còn phải xuất trình:
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế.
2. Thủ tục sang tên quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở:
Sau khi bạn đã làm thủ tục tục khai nhận di sản thừa kế thì bạn có thể làm thủ tục sang tên ngôi nhà theo quy định của pháp luật. Cụ thể thủ tục sang tên:
* Thẩm quyền: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất.
* Hồ sơ gồm: bản chính văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy tờ khác (giấy tờ tùy thân, giấy chứng tử …).
* Thủ tục: Văn phòng đăng ký nhà đất sau khi nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận; Sau khi bên nhận thừa kế thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký nhà đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà cho chủ sở hữu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ chỉ chịu thuế bảo vệ môi trường là giá nào?
- Lịch thi Violympic cấp huyện 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?