Quy trình nhập, đăng tải dữ liệu TTHC chi tiết như thế nào? Thời điểm đánh giá tác động của thủ tục hành chính thuộc Bộ Tài chính là khi nào?
Thời điểm đánh giá tác động của thủ tục hành chính thuộc Bộ Tài chính là khi nào?
Thời điểm đánh giá tác động của thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính được quy định tại Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1860/QĐ-BTC năm 2025 như sau:
Điều 6. Quy trình đánh giá tác động của TTHC
1. Thời điểm đánh giá tác động
Việc đánh giá tác động của TTHC được tiến hành trong quá trình hoàn thiện hồ sơ lập đề nghị và quá trình soạn thảo dự án, dự thảo VBQPPL và phải hoàn thành trước khi gửi hồ sơ cho cơ quan thẩm định đề nghị, dự án, dự thảo VBQPPL.
2. Đối với lập đề nghị xây dựng VBQPPL có quy định TTHC, các đơn vị thực hiện đánh giá tác động của TTHC theo các bước sau:
a) Bước 1: Tiến hành đánh giá tác động của TTHC
Đơn vị lập đề nghị căn cứ quy định tại Điều 6, 7, 8, 9 Thông tư số 03/2022/TT-BTP và sử dụng Biểu mẫu đánh giá tác động của TTHC trong lập đề nghị xây dựng văn bản tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 03/2022/TT-BTP để đánh giá về sự cần thiết, tính hợp pháp, tính hợp lý và chi phí tuân thủ TTHC.
[...]
Theo đó, việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính thuộc Bộ Tài chính được tiến hành trong quá trình hoàn thiện hồ sơ lập đề nghị và quá trình soạn thảo dự án, dự thảo VBQPPL và phải hoàn thành trước khi gửi hồ sơ cho cơ quan thẩm định đề nghị, dự án, dự thảo VBQPPL.
Thời điểm đánh giá tác động của thủ tục hành chính thuộc Bộ Tài chính là khi nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn góp ý đối với các quy định về thủ tục hành chính thuộc Bộ Tài chính là bao lâu?
Thời hạn góp ý đối với các quy định về thủ tục hành chính thuộc Bộ Tài chính được quy định tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1860/QĐ-BTC năm 2025 như sau:
Điều 8. Lấy ý kiến tham gia về TTHC
1. Việc lấy ý kiến tham gia về TTHC được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định số 48/2013/NĐ-CP và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP) và theo hướng dẫn tại Quy chế về xây dựng, ban hành VBQPPL và tổ chức thi hành pháp luật tài chính.
2. Hồ sơ lấy ý kiến về TTHC gồm:
a) Văn bản đề nghị góp ý kiến, trong đó nêu rõ vấn đề cần xin ý kiến đối với quy định về TTHC, xác định rõ các tiêu chí đã đạt được của TTHC;
b) Dự án, dự thảo văn bản có quy định về TTHC;
c) Bản đánh giá tác động TTHC theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư số 03/2022/TT-BTP.
3. Góp ý về quy định TTHC
a) Khi tiếp nhận hồ sơ lấy ý kiến của các đơn vị thuộc Bộ, Văn phòng Bộ tiến hành kiểm tra thành phần hồ sơ, dự thảo văn bản và thực hiện cho ý kiến khi có đầy đủ theo quy định tại khoản 2 Điều này và xác định rõ các tiêu chí đạt được theo quy định tại Điều 7 Quy chế này.
Trường hợp hồ sơ thiếu một trong các giấy tờ nêu tại khoản 2 Điều này, Văn phòng Bộ yêu cầu đơn vị chủ trì soạn thảo VBQPPL bổ sung và nêu rõ thời hạn bổ sung.
b) Trường hợp cần thiết, Văn phòng Bộ có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến các đơn vị liên quan và đối tượng chịu tác động của quy định về TTHC thông qua tham vấn, hội nghị, hội thảo hoặc điền biểu mẫu lấy ý kiến do Cục Kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ xây dựng và đăng tải trên Cơ sở dữ liệu TTHC, Cổng Dịch vụ công quốc gia để tổng hợp ý kiến tham gia gửi đơn vị chủ trì soạn thảo.
c) Thời hạn góp ý đối với các quy định về TTHC: Đối với Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính, chậm nhất trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến; Đối với các VBQPPL thuộc thẩm quyền của cấp trên, chậm nhất trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến. Trong trường hợp cần thiết hoặc theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, thời hạn lấy ý kiến được ghi cụ thể trên văn bản gửi lấy ý kiến.
Theo đó, thời hạn góp ý đối với các quy định về thủ tục hành chính thuộc Bộ Tài chính như sau:
- Đối với Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính, chậm nhất trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến;
- Đối với các VBQPPL thuộc thẩm quyền của cấp trên, chậm nhất trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến.
Lưu ý:
Trong trường hợp cần thiết hoặc theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, thời hạn lấy ý kiến được ghi cụ thể trên văn bản gửi lấy ý kiến.
Quy trình nhập, đăng tải dữ liệu TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC thuộc Bộ Tài chính như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1860/QĐ-BTC năm 2025 thì quy trình nhập, đăng tải dữ liệu TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC thuộc Bộ Tài chính như sau:
(1) Công chức làm nhiệm vụ đầu mối về kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ thực hiện đăng nhập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính tại địa chỉ: http://csdl.dichvucong.gov.vn theo tài khoản đã được phân quyền để cập nhật, công khai dữ liệu thủ tục hành chính.
(2) Nhập dữ liệu thủ tục hành chín đã được cấp có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia và kết nối với các VBQPPL có quy định thủ tục hành chín được đăng tải trên Công báo điện tử của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia về VBQPPL.
(3) Kiểm tra, rà soát, đối chiếu để bảo đảm tính đầy đủ, chính xác của dữ liệu thủ tục hành chín đã được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia với thủ tục hành chín tại Quyết định công bố thủ tục hành chín.
Đồng thời công khai toàn bộ nội dung Quyết định công bố thủ tục hành chín trên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo quy định tại Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia.


.jpg)







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo Thông tư 43 ra sao?
- Phường Tân Sơn Nhất TPHCM gồm những xã phường nào hình thành từ 1/7/2025?
- File excel Danh sách 126 xã phường mới TP Hà Nội sau sắp xếp thế nào?
- Quy định địa chỉ trên hóa đơn từ 1 7 2025 như thế nào?
- Luật Căn cước mới nhất 2025 và văn bản hướng dẫn Luật Căn cước mới nhất có những gì?