Nghị định 124: Nguyên tắc phân quyền phân cấp phân định thẩm quyền trong công tác dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo từ ngày 01/7/2025 như thế nào?

Nguyên tắc phân quyền phân cấp phân định thẩm quyền trong công tác dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo từ ngày 01/7/2025 như thế nào?

Nghị định 124: Nguyên tắc phân quyền phân cấp phân định thẩm quyền trong công tác dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo từ ngày 01/7/2025 như thế nào?

Theo Điều 2 Nghị định 124/2025/NĐ-CP quy định nguyên tắc phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo từ ngày 01/7/2025 như sau:

(1) Bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp; phù hợp với các nguyên tắc, quy định về phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền của Luật Tổ chức Chính phủ 2025, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025 và quy định có liên quan.

(2) Bảo đảm phân cấp triệt để các nhiệm vụ giữa cơ quan nhà nước ở trung ương với chính quyền địa phương; bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ, quyền điều hành của người đứng đầu Chính phủ đối với lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo và phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo.

(3) Bảo đảm phân định nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp chính quyền địa phương; bảo đảm phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn và năng lực của cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân định.

(4) Bảo đảm phân định rõ thẩm quyền của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân; phân định rõ thẩm quyền chung của Ủy ban nhân dân và thẩm quyền riêng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.

(5) Bảo đảm Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ tập trung thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô; xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đồng bộ, thống nhất, giữ vai trò kiến tạo và tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát.

(6) Xác định rõ nội dung và phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương được quyết định, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả; không trùng lặp, chồng chéo về nhiệm vụ, quyền hạn giữa chính quyền địa phương các cấp và giữa các cơ quan, tổ chức thuộc chính quyền địa phương.

(7) Bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan; không để gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn; đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương; ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

(8) Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc tiếp cận thông tin, thực hiện các quyền, nghĩa vụ và các thủ tục theo quy định của pháp luật; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân và doanh nghiệp.

(9) Bảo đảm không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

(10) Nguồn lực thực hiện nhiệm vụ được phân quyền, phân cấp và thẩm quyền được phân định do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/NVT/2025/THANG6/13/TONGIAO/NGUYTACCHItHAO.jpg

Nghị định 124: Nguyên tắc phân quyền phân cấp phân định thẩm quyền trong công tác dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo từ ngày 01/7/2025 như thế nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đề nghị thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc theo Nghị định 124 như thế nào?

Theo Mục 3 Phụ lục 2 ban hành kèm Nghị định 124/2025/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc như sau:

(1) Văn bản đề nghị nêu rõ lý do; tên tổ chức đề nghị; tên tổ chức tôn giáo trực thuộc dự kiến thành lập; tên tổ chức, người đại diện tổ chức trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; địa bàn hoạt động, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc tại thời điểm thành lập; địa bàn hoạt động, số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước và sau khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; cơ cấu tổ chức, địa điểm dự kiến đặt trụ sở của tổ chức tôn giáo trực thuộc sau khi thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất.

(2) Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất.

(3) Danh sách, sơ yếu lý lịch, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(4) Hiến chương của tổ chức tôn giáo trực thuộc (nếu có).

(5) Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(6) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

Các hành vi nào là hành vi bị nghiêm cấm trong tín ngưỡng, tôn giáo?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong tín ngưỡng, tôn giáo như sau:

[1] Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

[2] Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

[3] Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

[4] Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:

- Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;

- Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

- Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;

- Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

[5] Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Tổ chức các hoạt động tín ngưỡng cần đáp ứng những nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 10 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về việc tổ chức các hoạt động tín ngưỡng cần đáp ứng những nguyên tắc sau đây:

[1] Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

[2] Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

Phân quyền phân cấp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phân quyền phân cấp
Hỏi đáp Pháp luật
ĐIỂM MỚI Nghị định 151 2025 NĐ CP về phân quyền phân cấp trong lĩnh vực đất đai chi tiết thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân quyền là gì? Phân cấp là gì? Việc phân quyền, phân cấp phải bảo đảm điều gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc phân quyền phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại theo Nghị định 146 2025 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc phân quyền phân cấp trong lĩnh vực dự trữ quốc gia theo Nghị định 126 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 124: Nguyên tắc phân quyền phân cấp phân định thẩm quyền trong công tác dân tộc, tín ngưỡng tôn giáo từ ngày 01/7/2025 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc phân quyền phân cấp trong lĩnh vực Nông nghiệp và Môi trường từ 1/7/2025 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc phân quyền phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp theo Nghị định 121 2025 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn văn Nghị định 122 2025 NĐ CP có hiệu lực khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Văn Tấn
34 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Xuân Hòa, TP.HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào