Toàn văn Nghị quyết 153 NQ CP 31/5/2025 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 59-NQ/TW về Hội nhập quốc tế trong tình hình mới như thế nào?
- Toàn văn Nghị quyết 153 NQ CP 31/5/2025 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 59-NQ/TW về Hội nhập quốc tế trong tình hình mới như thế nào?
- Hội nhập quốc tế theo Nghị quyết 22/NQ-TW năm 2013 có mục tiêu gì?
- Hội nhập quốc tế theo Nghị quyết 22/NQ-TW năm 2013 có quan điểm chỉ đạo như thế nào?
Toàn văn Nghị quyết 153 NQ CP 31/5/2025 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 59-NQ/TW về Hội nhập quốc tế trong tình hình mới như thế nào?
Ngày 31 tháng 5 năm 2025 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 153/NQ-CP năm 2025 về Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 59-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2025 của Bộ Chính trị về Hội nhập quốc tế trong tình hình mới.
Theo đó Mục tiêu Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 59-NQ/TW về Hội nhập quốc tế trong tình hình mới như sau:
[1] Tổ chức thể chế hóa và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết 59-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2025 của Bộ Chính trị về Hội nhập quốc tế trong tình hình mới (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 59-NQ/TW).
[2] Xác định các nhiệm vụ cụ thể để các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 59-NQ/TW, hiện thực hóa mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính đồng bộ, toàn diện, sâu rộng của hội nhập quốc tế nhằm phát huy tiềm năng, thế và lực mới của đất nước, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, góp phần thiết thực xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, phát triển nhanh, bền vững; hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; cải thiện toàn diện đời sống nhân dân; giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam; tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia; nâng cao vai trò, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước; phấn đấu đưa nước ta đến giữa thế kỷ XXI trở thành nước phát triển, thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xem chi tiết Nghị quyết 153/NQ-CP năm 2025 tại:
Toàn văn Nghị quyết 153 NQ CP 31/5/2025 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 59-NQ/TW về Hội nhập quốc tế trong tình hình mới như thế nào? (Hình từ Internet)
Hội nhập quốc tế theo Nghị quyết 22/NQ-TW năm 2013 có mục tiêu gì?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục 2 Nghị quyết 22/NQ-TW năm 2013 về mục tiêu của Hội nhập quốc tế như sau:
Hội nhập quốc tế phải nhằm củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc; tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước; góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Hội nhập quốc tế theo Nghị quyết 22/NQ-TW năm 2013 có quan điểm chỉ đạo như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục 2 Nghị quyết 22/NQ-TW năm 2013 về quan điểm chỉ đạo của Hội nhập quốc tế như sau:
Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì hòa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; quán triệt và vận dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn được tổng kết trong Cương lĩnh; đồng thời chú trọng một số quan điểm sau:
- Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Mọi cơ chế, chính sách phải phát huy tính chủ động, tích cực và khả năng sáng tạo của tất cả các tổ chức, cá nhân, khai thác hiệu quả các tiềm năng của toàn xã hội, của các tầng lớp nhân dân, bao gồm cả cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy tối đa nội lực; gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy quá trình hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao sức mạnh tổng hợp và năng lực cạnh tranh quốc gia; gắn kết chặt chẽ với việc tăng cường mức độ liên kết giữa các vùng, miền, khu vực trong nước.
- Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội; hội nhập trong các lĩnh vực phải được thực hiện đồng bộ trong một chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể với lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của đất nước.
- Hội nhập quốc tế là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh; kiên định lợi ích quốc gia, dân tộc; chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rơi vào thế bị động, đối đầu; không tham gia vào các tập hợp lực lượng, các liên minh của bên này chống bên kia.
- Nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia đi đôi với chủ động, tích cực tham gia xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc tế và tham gia các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế; chủ động đề xuất sáng kiến, cơ chế hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi; củng cố và nâng cao vai trò trong cộng đồng khu vực và quốc tế, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.









.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tỉnh Quảng Trị tiếp giáp với những tỉnh nào sau sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 202?
- Thành phố Đà Nẵng tiếp giáp với những tỉnh nào sau sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 202?
- Dịch vụ viễn thông có được giảm thuế GTGT theo Nghị định 174 không?
- Danh sách 14 đại biểu Quốc hội khoá 15 tỉnh Đắk Lắk từ 1/7/2025 ra sao?
- Quận Hà Đông TP Hà Nội thành mấy phường sau sắp xếp theo Nghị quyết 1656?