Toàn văn Quyết định 1314 QĐ BGDĐT ngày 13/5/2025 về Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ?
- Toàn văn Quyết định 1314 QĐ BGDĐT ngày 13/5/2025 về Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ?
- Danh mục các ngành đào tạo phục vụ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn gồm gì?
- Mục tiêu chung của Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050" là gì?
Toàn văn Quyết định 1314 QĐ BGDĐT ngày 13/5/2025 về Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ?
Ngày 13 tháng 05 năm 2025 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 1314/QĐ-BGDĐT năm 2025 về Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ.
Theo đó căn cứ tại tiểu mục 1.1 Mục 1 Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ ban hành kèm Quyết định 1314/QĐ-BGDĐT năm 2025 về việc giới thiệu tổng quan Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ như sau:
Chuẩn chương trình đào tạo (CTĐT) về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ, sau đây gọi tắt là Chuẩn CTĐT, là những yêu cầu chung tối thiểu áp dụng đối với tất cả các CTĐT của các ngành trình độ đại học và thạc sĩ theo quy định hiện hành tham gia đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn. Chuẩn CTĐT bao gồm các yêu cầu về mục tiêu, chuẩn đầu ra, chuẩn đầu vào, khối lượng học tập, cấu trúc và nội dung, phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả, đội ngũ giảng viên và nhân lực hỗ trợ, cơ sở vật chất, công nghệ và học liệu.
Chuẩn CTĐT được xây dựng theo Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quy định về chuẩn CTĐT; xây dựng, thẩm định và ban hành CTĐT các trình độ của giáo dục đại học. Chuẩn CTĐT đáp ứng bậc trình độ trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam theo Quyết định 1982/QĐ-TTg năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/10/2016. Quá trình xây dựng Chuẩn CTĐT có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học về vi mạch bán dẫn; tham khảo ý kiến rộng rãi của các cơ sở đào tạo (CSĐT), người sử dụng lao động và cựu người học đã tốt nghiệp các CTĐT có liên quan đến vi mạch bán dẫn; tham khảo các yêu cầu về CTĐT tương ứng của các quốc gia và vùng lãnh thổ có nền kinh tế phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Pháp, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.
Chuẩn CTĐT là cơ sở để các CSĐT xây dựng và tổ chức thực hiện các CTĐT về vi mạch bán dẫn. Chuẩn này cũng là nền tảng để thiết kế và triển khai các CTĐT ngành chính - ngành phụ, song bằng hoặc liên ngành về vi mạch bán dẫn.
Căn cứ vào định hướng đào tạo và điều kiện thực tiễn, các CSĐT có thể xây dựng chương trình giảng dạy một phần hoặc toàn bộ bằng tiếng Anh nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho người học và từng bước tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, chương trình cũng chú trọng trang bị cho người học các kỹ năng liên ngành như lập trình, mô phỏng và phân tích dữ liệu, giúp người học phát triển tư duy công nghệ và khả năng làm việc trong môi trường toàn cầu, đáp ứng hiệu quả nhu cầu nhân lực trong nước và quốc tế về vi mạch bán dẫn.
Quyết định 1314/QĐ-BGDĐT năm 2025 có hiệu lực từ ngày 13/5/2025.
Xem thêm chi tiết Quyết định 1314/QĐ-BGDĐT năm 2025 tại:
Toàn văn Quyết định 1314 QĐ BGDĐT ngày 13/5/2025 về Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ? (Hình từ Internet)
Danh mục các ngành đào tạo phục vụ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn gồm gì?
Căn cứ tại tiểu mục 1.2 Mục 1 Chuẩn chương trình đào tạo về vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thạc sĩ ban hành kèm Quyết định 1314/QĐ-BGDĐT năm 2025 về Danh mục các ngành đào tạo phục vụ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn như sau:
Danh mục thống kê các ngành liên quan đến vi mạch bán dẫn có thể tham gia đào tạo ngành công nghiệp bán dẫn theo quy định hiện hành bao gồm:
Ngoài các ngành đào tạo được nêu tại danh mục này, những ngành đào tạo được Bộ trưởng Bộ GDĐT cho phép thực hiện thí điểm hoặc bổ sung vào danh mục đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ về vi mạch bán dẫn phải thực hiện theo quy định tại Chuẩn CTĐT này.
Mục tiêu chung của Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050" là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 1 Phần 2 Quyết định 1017/QĐ-TTg năm 2024 về mục tiêu chung của Chương trình "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050" như sau:
- Đến năm 2030, Việt Nam đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn có chất lượng, tập trung vào công đoạn thiết kế vi mạch bán dẫn, đóng gói và kiểm thử vi mạch bán dẫn; từng bước nắm bắt công nghệ trong công đoạn sản xuất bán dẫn; trong đó đào tạo được ít nhất 50.000 nhân lực có trình độ từ đại học trở lên phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp bán dẫn.
- Đến năm 2050, Việt Nam có đội ngũ nhân lực manh, gia nhập vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu; đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam cả về chất lượng và số lượng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo Thông tư 43 ra sao?
- Trường đại học nào xét tuyển khối Văn Anh Sử năm 2025?
- Trường đại học nào xét tuyển khối Toán Hóa học Giáo dục kinh tế pháp luật năm 2025?
- Trường đại học nào xét tuyển khối Toán Sử Giáo dục kinh tế pháp luật năm 2025?
- Tổng hợp trường đại học xét tuyển khối C08 năm 2025 gồm những trường nào?