Tổng hợp 8+ mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng vứt rác bừa bãi thiết thực nhất?

Tham khảo nội dung 8+ mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng vứt rác bừa bãi thiết thực nhất?

Tổng hợp 8+ mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng vứt rác bừa bãi thiết thực nhất?

Học sinh tham khảo 8+ mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng vứt rác bừa bãi thiết thực nhất dưới đây:

Mẫu 1 Ý kiến phản đối hiện tượng vứt rác bừa bãi

Tình trạng vứt rác bừa bãi hiện đang trong tình trạng báo động. Rác thải đã và đang xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ vỉa hè tới góc cây và quán xá. Nguyên nhân chính là do thói quen vứt rác bừa bãi của cộng đồng, vứt rác mọi nơi có thể. Đây là hành động rất đáng lo ngại cần được lên án và bài trừ sớm nhất có thể. Trước hết, rác thải bị vứt bừa bãi thường trôi dạt về ven sông, kênh, rạch, ao hồ, gây ra những tác động xấu cho môi trường. Đất và nước trở nên ô nhiễm, ảnh hưởng đến sinh vật biển và ngăn cản khả năng canh tác thực vật, thậm chí có thể dẫn đến các bệnh về đường ruột cho con người. Thứ hai, việc xả rác bừa bãi trong khu dân cư tạo ra mùi hôi thối khiến mọi người khó chịu và thu hút các loài vật như ruồi, muỗi, chuột, bọ, có khả năng gây bệnh nguy hiểm cho con người. Chúng ta cần nâng cao ý thức về tác hại của việc vứt rác bừa bãi và cùng nhau phản đối thói quen tiêu cực này để cộng đồng có thể thay đổi nhận thức và chấm dứt hành vi không tốt đó.

[...]

Tải về8+ mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng vứt rác bừa bãi thiết thực nhất.

Lưu ý: Tổng hợp 8+ mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng vứt rác bừa bãi thiết thực nhất chỉ mang tính tham khảo!

Tổng hợp 8+ mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng vứt rác bừa bãi thiết thực nhất?

Tổng hợp 8+ mẫu viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối hiện tượng vứt rác bừa bãi thiết thực nhất? (Hình từ Internet)

Môn Tiếng Việt lớp 5 có bao nhiêu bài kiểm tra định kỳ trong năm?

Căn cứ Điều 7 Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT có quy định như sau:

Đánh giá định kỳ
1. Đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học, hoạt động giáo dục
a) Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học, giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức sau:
- Hoàn thành tốt: thực hiện tốt các yêu cầu học tập và thường xuyên có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Hoàn thành: thực hiện được các yêu cầu học tập và có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục;
- Chưa hoàn thành: chưa thực hiện được một số yêu cầu học tập hoặc chưa có biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học hoặc hoạt động giáo dục.
b) Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ có bài kiểm tra định kỳ;
Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II.
c) Đề kiểm tra định kỳ phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học, gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo các mức như sau:
- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;
- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;
- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.
....

Như vậy, môn Tiếng Việt lớp 5 có 4 bài kiểm tra định kỳ là bài kiểm tra giữa học kỳ 1, cuối học kỳ 1, giữa học kỳ 2, cuối học kỳ 2. Trong đó, đề kiểm tra được thiết kế theo 4 mức sau:

- Mức 1: Nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả được nội dung đã học và áp dụng trực tiếp để giải quyết một số tình huống, vấn đề quen thuộc trong học tập;

- Mức 2: Kết nối, sắp xếp được một số nội dung đã học để giải quyết vấn đề có nội dung tương tự;

- Mức 3: Vận dụng các nội dung đã học để giải quyết một số vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập và cuộc sống.

Khi nào học sinh lớp 5 được xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học?

Căn cứ khoản 2 Điều 11 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT thì học sinh được xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học khi học sinh hoàn thành chương trình lớp 5 được xác nhận và ghi vào Học bạ: Hoàn thành chương trình tiểu học.

Ngoài ra, điều kiện để học sinh được xét hoàn thành chương trình lớp 5 là những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục ở một trong ba mức: Hoàn thành xuất sắc, Hoàn thành tốt, Hoàn thành.

Lưu ý:

- Đối với học sinh chưa được xác nhận hoàn thành chương trình lớp học, giáo viên lập kế hoạch, hướng dẫn, giúp đỡ; đánh giá bổ sung để xét hoàn thành chương trình lớp học.

- Đối với học sinh đã được hướng dẫn, giúp đỡ mà vẫn chưa đủ điều kiện hoàn thành chương trình lớp học, tùy theo mức độ chưa hoàn thành ở các môn học, hoạt động giáo dục, mức độ hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực, giáo viên lập danh sách báo cáo hiệu trưởng để tổ chức kiểm tra, đánh giá và xem xét, quyết định việc được lên lớp hoặc chưa được lên lớp.

Học sinh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Học sinh
Hỏi đáp Pháp luật
Trung bình môn dưới 3,5 có bị ở lại lớp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2025, điểm trung bình môn dưới 3,5 có phải thi lại không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu lời cảm ơn thầy cô trước khi ra trường cho học sinh hay, truyền cảm?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 22 về đánh giá xếp loại học sinh THCS, THPT mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mấy ngày nữa nghỉ hè 2025? Thời gian nghỉ hè của nhà giáo được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu nhận xét học bạ các môn học Lớp 5 theo Thông tư 27 học kì 1 năm 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Học sinh cấp 1, cấp 2 ở xã biên giới đất liền được hỗ trợ bữa ăn trưa từ khi nào theo Thông báo 177?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải đơn đề nghị hưởng chính sách học sinh bán trú dùng cho học sinh tiểu học, THCS, THPT theo Nghị định 66?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuyết minh về một di tích của quê hương em cho học sinh?
Hỏi đáp Pháp luật
Chốt Nhà nước hỗ trợ bữa ăn trưa cho học sinh tiểu học và THCS ở các xã biên giới?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Học sinh
Nguyễn Thùy An
67 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào