Tải Mẫu phiếu tự đánh giá tiêu chí đối với chương trình đào tạo theo Thông tư 04 2025?
Tải Mẫu phiếu tự đánh giá tiêu chí đối với chương trình đào tạo theo Thông tư 04 2025?
Mẫu phiếu tự đánh giá tiêu chí đối với chương trình đào tạo là Biểu 04 quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 04/2025/TT-BGDĐT
Mẫu phiếu tự đánh giá tiêu chí đối với chương trình đào tạo theo Thông tư 04 2025 có dạng như sau:
Tải Mẫu phiếu tự đánh giá tiêu chí đối với chương trình đào tạo theo Thông tư 04 2025
Tải Mẫu phiếu tự đánh giá tiêu chí đối với chương trình đào tạo theo Thông tư 04 2025? (Hình từ Internet)
Quy trình tự đánh giá chương trình đào tạo được thực hiện theo những bước nào?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 04/2025/TT-BGDĐT quy định tự đánh giá như sau:
- Thành lập hội đồng tự đánh giá
- Lập kế hoạch tự đánh giá
- Thu thập, phân tích và xử lý thông tin, minh chứng
- Tự đánh giá mức đạt của các tiêu chí
- Viết báo cáo tự đánh giá
- Lưu trữ và sử dụng báo cáo tự đánh giá.
- Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.
Hội đồng tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 04/2025/TT-BGDĐT về hội đồng tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo được quy định như sau:
(1) Hội đồng tự đánh giá có số lượng thành viên là số lẻ và có ít nhất 9 thành viên, do Hiệu trưởng hoặc Giám đốc cơ sở đào tạo (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) quyết định thành lập cho từng chương trình đào tạo.
(2) Thành phần hội đồng tự đánh giá chương trình đào tạo bao gồm:
- Chủ tịch hội đồng là Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng cơ sở đào tạo; các phó chủ tịch là một Phó hiệu trưởng và Trưởng đơn vị chuyên môn có chương trình đào tạo được đánh giá, trong đó có một phó chủ tịch kiêm trưởng ban thư ký; các thành viên khác gồm: đại diện hội đồng trường là người của cơ sở đào tạo, đại diện hội đồng khoa học và đào tạo; lãnh đạo các đơn vị chuyên môn và đơn vị quản lý có liên quan; giảng viên có kinh nghiệm tham gia tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng thuộc chương trình đào tạo được đánh giá; đại diện người học của chương trình đào tạo được đánh giá;
- Hội đồng tự đánh giá có ban thư ký giúp việc, bao gồm người của đơn vị chuyên trách về bảo đảm chất lượng giáo dục, lãnh đạo đơn vị và các giảng viên của chương trình đào tạo được đánh giá và người của các đơn vị liên quan khác; trưởng ban thư ký là phó chủ tịch hội đồng;
- Các công việc cụ thể của hội đồng tự đánh giá được phân công cho các nhóm công tác chuyên trách gồm các thành viên của hội đồng tự đánh giá và ban thư ký. Mỗi nhóm công tác chuyên trách có ít nhất 03 người, phụ trách một đến hai tiêu chuẩn và do một thành viên của hội đồng tự đánh giá (không phải là đại diện người học) phụ trách.
(3) Hội đồng tự đánh giá có chức năng giúp Hiệu trưởng chỉ đạo triển khai tự đánh giá chương trình đào tạo theo Thông tư này. Hội đồng tự đánh giá làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thảo luận để đi đến thống nhất.
(4) Nhiệm vụ của hội đồng tự đánh giá:
- Phổ biến chủ trương triển khai tự đánh giá; giới thiệu quy trình tự đánh giá; nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm tự đánh giá chương trình đào tạo và yêu cầu các đơn vị, cá nhân liên quan phối hợp thực hiện;
- Tổ chức triển khai các bước theo quy trình tự đánh giá.
(5) Nhiệm vụ của các thành viên hội đồng tự đánh giá:
- Chủ tịch hội đồng chịu trách nhiệm về các hoạt động của hội đồng và kết quả tự đánh giá; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, trong đó xác định những công việc phải thực hiện tương ứng với từng tiêu chuẩn đánh giá, thời gian bắt đầu và kết thúc, người chịu trách nhiệm chính và những người phối hợp; triệu tập và điều hành các phiên họp của hội đồng; phê duyệt kế hoạch tự đánh giá; chỉ đạo quá trình thu thập, xử lý, phân tích thông tin, minh chứng, đánh giá kết quả đạt được của từng tiêu chí và viết báo cáo tự đánh giá; giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai tự đánh giá và phê duyệt báo cáo tự đánh giá;
- Phó chủ tịch hội đồng thực hiện các nhiệm vụ do chủ tịch hội đồng phân công; khi được chủ tịch hội đồng ủy quyền, có nhiệm vụ điều hành hội đồng và chịu trách nhiệm về công việc được ủy quyền;
- Các thành viên khác của hội đồng có nhiệm vụ thực hiện những công việc do chủ tịch hội đồng phân công và chịu trách nhiệm về công việc được phân công.
(6) Các thành viên của hội đồng phải được tập huấn nghiệp vụ tự đánh giá chương trình đào tạo về các nội dung: hệ thống bảo đảm chất lượng giáo dục; quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng chương trình đào tạo; hướng dẫn tự đánh giá chương trình đào tạo; kinh nghiệm tự đánh giá chương trình đào tạo ở trong và ngoài nước; kỹ năng nghiên cứu hồ sơ văn bản, phỏng vấn, quan sát, thảo luận nhóm, điều tra và viết báo cáo tự đánh giá.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo Thông tư 43 ra sao?
- Văn bản thỏa thuận lập hóa đơn thay thế bắt buộc lập trong trường hợp nào?
- Trường đại học nào xét tuyển khối Toán Lý Hóa năm 2025?
- Tổng hợp trường đại học xét tuyển khối C12 năm 2025 chi tiết ra sao?
- Tổng hợp trường đại học xét tuyển khối D13 năm 2025 chi tiết như thế nào?