Dấu hiệu nhận biết sắp có động đất? Mức độ nguy hiểm của động đất được xác định như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết sắp có động đất? Mức độ nguy hiểm của động đất được xác định như thế nào? Bản tin động đất được ban hành khi nào? Tin động đất có những nội dung gì?

Dấu hiệu nhận biết sắp có động đất?

Căn cứ tại khoản 33 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định động đất là sự rung động mặt đất bởi sự giải phóng đột ngột năng lượng trong vỏ trái đất dưới dạng sóng địa chấn, có thể gây ra biến dạng trên mặt đất, phá hủy nhà cửa, công trình, của cải và sinh mạng con người.

Tham khảo dấu hiệu nhận biết sắp có động đất dưới đây:

Thứ nhất, biểu hiện lạ từ các loài động vật.

Động vật thường có linh tính khi có thiên tai xảy ra. Khi đó có thể chúng sẽ thay đổi tập tính hay có biểu hiện lạ, từ đó có thể nhận biết sắp có động đất hay thiên tai xảy ra. Ví dụ:

- Đối với chó thì chúng có hành vi bất thường như sủa, cắn quá mức.

- Đối với mèo thì chúng trở nên run rẩy, bồn chồn và muốn chạy ra khỏi cửa, một số khác thì cực kỳ kích động.

- Những loài vật nuôi, thú cưng đột ngột trốn chạy, biến mất.

- Chim, gà đẻ trứng ít hơn bình thường.

- Kiến sẽ di cư theo đàn.

- Rắn bò ra khỏi hang đồng loạt,...

Dấu hiệu này không phải là không có căn cứ, bởi lẽ đã có các nghiên cứu cho thấy sự chuyển động của lớp đá dưới mặt đất trước trận động đất đã tạo ra sóng điện mà một số loài động vật có thể hiểu được. Từ đó, chúng có thể cảm thấy được những dư chấn yếu trước khi con người kịp cảm nhận.

Thứ hai, quan sát mực nước sông, hồ xung quanh nơi sinh sống.

Nếu nhận thấy mức nước sông, hồ xung quanh khu vực sinh sống có dấu hiệu rút bớt hoặc tràn ra bất thường mà trước đó không có mưa lớn thì rất có thể sắp có sự biến động xảy ra.

Thứ ba, bầu trời tĩnh lặng bất thường.

Nếu nhận thấy một sự điềm tĩnh bất thường trong bầu khí quyển thì đây là điềm báo sắp có điềm dữ, là dấu hiệu của việc biến đổi khí hậu lạ, rất có thể, một trận động đất sắp diễn ra trong khu vực.

Thứ tư, nhìn thấy “ánh sáng động đất”.

Khi có động đất, các vết nứt gãy dưới lòng đất giải phóng điện tích vào không khí. Chúng ion hóa các phần từ không khí và hệ quả là gây “ánh sáng động đất”.

Có thể nhận thấy bằng mắt thường bởi đây là các luồng sáng tương tự như cực quang với phổ màu từ trắng tới hơ

Lưu ý: Không phải các dấu hiệu nhận biết nào cũng có thể dự đoán chính xác. Ngoài ra, có thể theo dõi tình hình dự báo thời tiết qua báo đài, phương tiện thông tin đại chúng để cập nhật cho mình những thông tin mới nhất.

Thông tin trên: Dấu hiệu nhận biết sắp có động đất? mang tính chất tham khảo

Dấu hiệu nhận biết sắp có động đất? Mức độ nguy hiểm của động đất được xác định như thế nào?

Dấu hiệu nhận biết sắp có động đất? Mức độ nguy hiểm của động đất được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)

Mức độ nguy hiểm của động đất được xác định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 38 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định về độ lớn động đất (ký hiệu M) là đại lượng đặc trưng cho mức năng lượng mà trận động đất phát và truyền ra không gian xung quanh dưới dạng sóng đàn hồi. Trong Quyết định 18/2021/QĐ-TTg, độ lớn động đất sử dụng thang độ mô men. Động đất được phân thành các loại:

- Vi động đất (M<2,0),

- Động đất yếu (2,0≤M≤3,9),

- Động đất nhẹ (4,0≤M≤4,9),

- Động đất trung bình (5,0≤M≤5,9),

- Động đất mạnh (6,0≤M≤6,9),

- Động đất rất mạnh (7,0≤M≤7,9) và

- Động đất hủy diệt (M≥8,0).

Căn cứ theo Phụ lục 9 Mối quan hệ giữa độ lớn động đất (M), phân loại động đất, cường độ chấn động trên mật đất (I), tác động và tần suất xuất hiện động đất ban hành kèm theo Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định:

Độ lớn (M)

Phân loại

Cường độ chấn động trên bề mặt (cấp)

Tác động của động đất

Tần suất xuất hiện trung bình trên toàn thế giới mỗi năm (ước tính)

<2,0

Vi động đất

1

Không cảm thấy, hoặc cảm thấy bởi người rất nhạy cảm. Ghi được bởi các máy ghi động đất.

Liên tục, vài triệu trận mỗi năm

2,0 - 2,9

Yếu

1 tới 2

Một số người cảm nhận được rung động rất nhẹ. Không gây thiệt hại cho các công trình xây dựng.

Trên một triệu trận mỗi năm

3,0-3,9

Yếu

2 tới 4

Cảm thấy bởi một số người, nhưng hiếm khi gây thiệt hại. Có thể nhận thấy các đồ vật trong nhà rung động.

Trên 100.000 trận mỗi năm

4,0 - 4,9

Nhẹ

4 tới 6

Các đồ vật trong nhà rung động và phát ra tiếng ồn. Nhiều người cảm nhận thấy động đất. Người ở ngoài nhà cảm thấy rung động nhẹ. Nhìn chung không gây nên thiệt hại hoặc thiệt hại nhẹ. Rất hiếm khi gây thiệt hại trung bình tới thiệt hại đáng kể. Một số đồ vật trong nhà bị rơi.

10.000 tới 15.000 trận mỗi năm

5,0-5,9

Trung bình

6 tới 8

Có thể gây nên thiệt hại trung bình tới thiệt hại nặng cho các công trình xây dựng thiết kế kém. Không gây thiệt hại đến thiệt hại nhẹ cho các công trình được thiết kế tốt. Mọi người đều cảm nhận thấy động đất. Có thể gây chết người tùy thuộc vào hoàn cảnh tác động.

1.000 tới 1.500 trận mỗi năm

6,0 - 6,9

Mạnh

7 tới 10

Có thể gây thiệt hại, phá hủy trong những vùng đông dân cư. Gây thiệt hại cho hầu hết các công trình xây dựng. Các công trình có thiết kế tốt vẫn tồn tại nhưng có thể bị hư hại nhẹ đến trung bình. Các công trình thiết kế kém bị hư hại trung bình đến hư hại nặng. Vùng cảm nhận thấy động đất rộng hơn, chắc chắn là tới hàng trăm km tính từ chấn tiêu động đất. Vùng xa chấn tiêu hơn cũng có thể hư hại ở mức độ bất kỳ. Rung động mạnh tới mãnh liệt trong vùng gần chấn tiêu. Ngưỡng thiệt hại về người giữa 0 và khoảng 25.000 người.

100 tới 150 trận mỗi năm

7,0 - 7,9

Lớn

8 tới 12

Gây hư hại nhiều hoặc tất cả các công trình xây dựng trên nhiều vùng. Một số công trình bị sụp đổ một phần hoặc sụp đổ hoàn toàn hoặc bị hư hại nghiêm trọng. Các công trình được thiết kế tốt cũng chắc chắn bị hư hại. Cảm nhận được động đất trên những vùng rất rộng lớn. Ngưỡng thiệt hại về người thường giữa 0 và 250.000 người.

10 tới 20 trận mỗi năm

8,0 - 8,9

Hủy diệt

8 tới 12

Gây hư hại nặng nề cho các công trình xây dựng được thiết kế kém và hầu hết mọi công trình chắc chắn bị phá hủy. Gây hư hại trung bình đến hư hại nặng cho các công trình bình thường và các công trình được thiết kế chống động đất. Gây hư hại trên những vùng rộng lớn. Có thể gây phá hủy hoàn toàn trên những vùng lớn bất thường. Ngưỡng thiệt hại về người thường giữa 100 và 1 triệu người; tuy nhiên một số trận động đất có độ lớn như vậy nhưng không gây nên thiệt hại về người.

1 trận mỗi năm (hiếm khi không, 2 hoặc hơn 2 trận mỗi năm)

9,0 - 9,9

Hủy diệt

8 tới 12

Gây hư hại nghiêm trọng cho tất cả hoặc hầu hết mọi công trình xây dựng với mức phá hủy lớn. Gây hư hại và gây rung động tới những vị trí ở khá xa. Thay đổi địa hình mặt đất. Ngưỡng thiệt hại về người thường giữa 1.000 và vài triệu người.

1 trận trong 5 đến 50 năm

10,0 hoặc hơn

Khổng lồ

10 tới 12

Gây hư hại, phá hủy trên những vùng rất rộng lớn. Phá hủy hầu như mọi công trình một cách hoàn toàn dễ dàng và nhanh chóng. Cảm nhận thấy động đất ở khoảng cách rất xa so với chấn tiêu (hàng nghìn dặm). Ngưỡng thiệt hại về người có thể vượt trên 25.000 người... Thay đổi lớn về địa hình mặt đất. Ảnh hưởng của động đất sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian cực kỳ dài. Chưa ghi nhận được trận động đất nào có độ lớn như vậy.

Không có trận nào trong mỗi năm (còn chưa biết, cực kỳ hiếm, hoặc không thể/có thể không thể xảy ra)

Bản tin động đất được ban hành khi nào? Tin động đất có những nội dung gì?

Căn cứ theo Điều 29 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg và Điều 30 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định về việc ban hành bản tin động đất và nội dung tin động đất, cụ thể:

[1] Bản tin động đất được ban hành khi:

- Xảy ra những trận động đất có độ lớn (M) bằng hoặc lớn hơn 3,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) có ảnh hưởng đến Việt Nam.

- Những trận động đất có độ lớn trên 6,5 (theo thang Richter hoặc tương đương) xảy ra trên biển có khả năng gây ra sóng thần ảnh hưởng đến Việt Nam.

[2] Nội dung tin động đất

- Tiêu đề Tin động đất.

- Thời gian xảy ra động đất: báo theo giờ GMT và giờ Hà Nội.

- Địa điểm xảy ra động đất: tên địa phương, tọa độ chấn tâm, độ sâu chấn tiêu.

- Độ lớn động đất, cường độ chấn động ở khu vực chấn tâm và các địa phương lân cận: báo theo thang MSK-64.

- Hậu quả có thể xảy ra do động đất.

- Cấp độ rủi ro thiên tai do động đất theo quy định tại Điều 4 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg và Điều 55 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg.

Thiên tai
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thiên tai
Hỏi đáp Pháp luật
Động đất 7,3 độ có phải động đất rất mạnh không? Động đất bao nhiêu độ thì gây ảnh hưởng đến Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Bản tin động đất được ban hành khi nào? Tổ chức thông báo, báo động và cảnh báo kịp thời các tin động đất như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dấu hiệu nhận biết sắp có động đất? Mức độ nguy hiểm của động đất được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Động đất được hiểu như thế nào? Các mức cấp độ rủi ro thiên tai do động đất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu cấp độ rủi ro thiên tai do động đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có quyền quyết định sử dụng Quỹ phòng chống thiên tai?
Hỏi đáp Pháp luật
Rủi ro thiên tai được phân thành mấy cấp độ? Các loại thiên tai nào được dự báo, cảnh báo và truyền tin?
Hỏi đáp Pháp luật
Bản tin chính dự báo áp thấp nhiệt đới, bão sẽ ban hành vào khung giờ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn kỹ thuật giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm Bộ Tư lệnh Thành phố trong phòng, chống và khắc phục hậu quả cháy rừng do tự nhiên trên địa bàn Hồ Chí Minh là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thiên tai
Lê Nguyễn Minh Thy
49 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào