Mức thu lệ phí đăng ký sử dụng số hiệu mạng và phí duy trì sử dụng số hiệu mạng từ 03/05/2025?
Mức thu lệ phí đăng ký sử dụng số hiệu mạng và phí duy trì sử dụng số hiệu mạng từ 03/05/2025?
Căn cứ theo Mục 3 Phụ lục biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư 10/2025/TT-BTC (Có hiệu lực từ 03/05/2025) thì mức thu lệ phí đăng ký sử dụng số hiệu mạng và phí duy trì sử dụng số hiệu mạng như sau:
* Trên đây là mức thu lệ phí đăng ký sử dụng số hiệu mạng và phí duy trì sử dụng số hiệu mạng từ 03/05/2025.
Mức thu lệ phí đăng ký sử dụng số hiệu mạng và phí duy trì sử dụng số hiệu mạng từ 03/05/2025? (Hình từ Internet)
Việc kê khai nộp lệ phí đăng ký sử dụng số hiệu mạng và phí duy trì sử dụng số hiệu mạng được quy định ra sao?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Thông tư 10/2025/TT-BTC (Có hiệu lực từ 03/05/2025) thì việc kê khai nộp lệ phí đăng ký sử dụng số hiệu mạng và phí duy trì sử dụng số hiệu mạng được quy định như sau:
- Lệ phí đăng ký sử dụng số hiệu mạng nộp 01 lần khi đăng ký áp dụng cho mỗi số hiệu mạng từ số hiệu mạng thứ 03 trở lên. Phí duy trì sử dụng số hiệu mạng nộp theo năm (12 tháng) áp dụng cho mỗi số hiệu mạng từ số hiệu mạng thứ 03 trở lên: Nộp lần đầu khi đăng ký, ngày nộp phí các năm tiếp theo được thiết lập cố định cho mỗi tổ chức và theo thời điểm tổ chức được phân bổ, cấp số hiệu mạng.
- Đối với tổ chức đã được phân bổ, cấp số hiệu mạng trước ngày Thông tư có hiệu lực, thực hiện nộp phí duy trì sử dụng theo mức thu năm tiếp theo cho mỗi số hiệu mạng từ số hiệu mạng thứ 03 trở lên theo quy định của Thông tư 10/2025/TT-BTC. Ngày tính phí duy trì là ngày có hiệu lực của Thông tư.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có những trách nhiệm nào trong việc quản lý phí và lệ phí?
Căn cứ tại Điều 22 Luật Phí và lệ phí 2015 quy định:
Điều 22. Thẩm quyền và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
2. Tổ chức thực hiện và báo cáo tình hình thực hiện thu phí, lệ phí ở địa phương với cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
3. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.
5. Báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, cho ý kiến về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trước khi đề xuất với Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có những thẩm quyền và trách nhiệm sau đây:
(1) Trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền.
(2) Tổ chức thực hiện và báo cáo tình hình thực hiện thu phí, lệ phí ở địa phương với cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
(3) Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
(4) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.
(5) Báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, cho ý kiến về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trước khi đề xuất với Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

.jpg)
.jpg)







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Toàn văn Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi?
- Mức thanh toán tiền thuê phòng nghỉ mới nhất cho cán bộ lãnh đạo cấp Bộ trưởng là bao nhiêu?
- Bao giờ thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 10 cấp Quốc gia (tổ chức thi Đình) năm 2024 - 2025?
- Người lao động cao tuổi có thể giao kết loại hợp đồng nào để tiếp tục làm việc?
- Thứ tự ưu tiên giải quyết cho người tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 khu vực Hà Nội?