Toàn văn Thông tư 001 2025 TT BNV về Nội quy và Quy chế tuyển dụng, nâng ngạch, xét thăng hạng công chức, viên chức?
Toàn văn Thông tư 001 2025 TT BNV về Nội quy và Quy chế tuyển dụng, nâng ngạch, xét thăng hạng công chức, viên chức?
Ngày 17/3/2025, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 001/2025/TT-BNV về Nội quy và Quy chế tuyển dụng, nâng ngạch, xét thăng hạng công chức, viên chức.
Trong đó, quy chế tuyển dụng công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ban hành kèm theo Thông tư 001/2025/TT-BNV gồm 28 Điều, quy định về các nguyên tắc, trình tự, thủ tục tổ chức tuyển dụng công chức viên chức, thi nâng ngạch công chức, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Quy chế tuyển dụng công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ban hành kèm theo Thông tư 001/2025/TT-BNV được áp dụng đối với người tham gia tuyển dụng công chức viên chức, thi nâng ngạch công chức, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức quyết định áp dụng quy định tại quy chế tuyển dụng công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ban hành kèm theo Thông tư 001/2025/TT-BNV để tổ chức sát hạch khi tiếp nhận vào công chức viên chức.
Thông tư 001/2025/TT-BNV có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2025.
* Trên đây là nội dung Toàn văn Thông tư 001 2025 TT BNV về Nội quy và Quy chế tuyển dụng, nâng ngạch, xét thăng hạng công chức, viên chức?
Toàn văn Thông tư 001 2025 TT BNV về Nội quy và Quy chế tuyển dụng, nâng ngạch, xét thăng hạng công chức, viên chức? (Hình từ Internet)
Hội đồng thi nâng ngạch công chức có nhiệm vụ và quyền hạn gì từ ngày 1/5/2025?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Quy chế tuyển dụng công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức ban hành kèm theo Thông tư 001/2025/TT-BNV quy định như sau:
Điều 4. Hội đồng
[...]
4. Hội đồng thi nâng ngạch công chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP.
[...]
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 138/2020/NĐ-CP, từ ngày 1/5/2025, Hội đồng thi nâng ngạch công chức làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến mà Chủ tịch Hội đồng thi nâng ngạch đã biểu quyết, có các nhiệm vụ và quyền hạn dưới đây:
- Thông báo kế hoạch, thời gian, nội quy, hình thức, nội dung và địa điểm thi;
- Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban chấm phúc khảo (nếu có). Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thành lập Tổ thư ký giúp việc;
- Tổ chức thu phí dự thi nâng ngạch và sử dụng theo quy định;
- Tổ chức thi, chấm thi, chấm phúc khảo theo quy chế;
- Báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch công chức;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ thi nâng ngạch công chức;
- Hội đồng thi nâng ngạch công chức tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Nội dung đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 56 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019, nội dung đánh giá công chức lãnh đạo, quản lý bao gồm:
- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
- Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; tiến độ và chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể;
- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
- Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
- Kế hoạch làm việc và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách. Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách;
- Tiến độ, chất lượng các công việc được giao;
- Năng lực lãnh đạo, quản lý;
- Năng lực tập hợp, đoàn kết.
.jpg)









Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mẫu báo cáo duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm mới nhất hiện nay?
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán được thành lập theo các loại hình nào?
- Mẫu Thông báo Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị?
- Khi thay đổi danh sách kế toán viên hành nghề tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán có phải thông báo cho Bộ Tài chính không?
- Khi thay đổi danh sách kế toán viên hành nghề tại doanh nghiệp có phải thông báo cho Bộ Tài chính không?