Mâm cơm Cúng gia tiên đơn giản, đẩy đủ chuẩn 3 miền? Cúng gia tiên có phải là hoạt động tín ngưỡng hay không?

Mâm cơm Cúng gia tiên đơn giản, đẩy đủ chuẩn 3 miền? Mâm cúng gia tiên gồm những gì? Cúng gia tiên có phải là hoạt động tín ngưỡng hay không?

Mâm cơm Cúng gia tiên đơn giản, đẩy đủ chuẩn 3 miền? Mâm cúng gia tiên gồm những gì?

Mâm cơm cúng gia tiên là một phần không thể thiếu trong những dịp lễ Tết, giỗ chạp hay những ngày kỵ tháng. Đây là cách chúng ta thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và là dịp để mỗi gia đình bày tỏ sự biết ơn đối với công lao sinh thành dưỡng dục.

Tham khảo mâm cơm Cúng gia tiên đơn giản, đẩy đủ chuẩn 3 miền? Mâm cúng gia tiên gồm những gì dưới đây:

Việc cúng gia tiên là một phong tục truyền thống mang đậm giá trị văn hóa và tâm linh trong đời sống người Việt. Đây là hành động thể hiện lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, và là cách để con cháu thể hiện sự tôn kính, tri ân đối với những người đã khuất. Trong văn hóa Việt, thờ cúng tổ tiên gắn liền với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Đó là một lời nhắc nhở về trách nhiệm của thế hệ sau trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống của gia đình và dân tộc.

Trong các ngày trọng đại hoặc ngày lễ lớn trong năm như lễ vu lan, mùng 5 tháng 5,… hầu như gia đình nào cũng chuẩn bị một mâm cúng gia tiên. Tùy theo mỗi miền cách chuẩn bị mâm cúng sẽ có sự khác nhau như sau:

Mâm cơm cúng gia tiên miền Bắc

- Cơm trắng

- Thịt quay

- Thịt kho

- Xôi vò hoặc xôi gấc

- Giò chả

- Canh chân giò hầm với măng hoặc mộc nhĩ

- Miến xào với lòng mề gà hoặc canh miến

- Gà luộc

- Món nộm

- Nem rán

- Món rau xào

Mâm cơm cúng gia tiên miền Nam

- Xôi lạc, xôi vò

- Gà luộc hoặc heo luộc

- Cá kho cắt khúc ( cá ngừ, cá thu,…)

- Món rau xào

- Canh xương giò heo hầm với các loại củ

- Thịt heo kho tiêu

Mâm cơm cúng gia tiên miền Trung

- Món hầm: thường sẽ là thịt heo hầm với măng hoặc các loại củ.

- Món kho: chủ yếu sẽ là món thịt kho tàu hoặc cũng có thể thay thế bằng cá lóc kho với nước dừa hương vị chuẩn miền Nam.

- Món luộc: thịt ba chỉ luộc và cắt thành từng miếng mỏng vừa ăn.

- Món xào: các món xào mặn hoặc xào chua, không dùng thịt rừng để làm các món xào.

Lưu ý trong cách bày mâm cúng gia tiên

Dù ở miền nào, mâm cỗ cúng có khác nhau ra sao thì khi bày mâm cỗ cúng, cũng cần lưu ý một số điểm sau đây:

- Đối với bàn thờ gia tiên, cần để bát cơm vào mâm cỗ chứ không được để dưới đất

- Bát đĩa phải dùng đồ nguyên vẹn, tránh sứt mẻ

- Không bày biện đồ sống lên bàn thờ cúng gia tiên

- Đối với những gia đình có 3 bàn thờ thì cần chuẩn bị 3 mâm cúng với thức ăn giống nhau

- Tránh cúng hoa quả giả

Thông tin trên: Mâm cơm Cúng gia tiên đơn giản, đẩy đủ chuẩn 3 miền? Mâm cúng gia tiên gồm những gì? Mâm cơm cúng gia tiên miền Bắc? Mâm cơm cúng gia tiên miền Nam? Mâm cơm cúng gia tiên miền Trung? mang tính tham khảo

Mâm cơm Cúng gia tiên đơn giản, đẩy đủ chuẩn 3 miền? Cúng gia tiên có phải là hoạt động tín ngưỡng hay không?

Mâm cơm Cúng gia tiên đơn giản, đẩy đủ chuẩn 3 miền? Cúng gia tiên có phải là hoạt động tín ngưỡng hay không? (Hình từ Internet)

Cúng gia tiên có phải là hoạt động tín ngưỡng hay không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về khái niệm hoạt động tín ngưỡng như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
3. Lễ hội tín ngưỡng là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.
[...]

Theo đó, hoạt động thờ cúng tổ tiên vào ngày Cúng gia tiên được xem là một hoạt động tín ngưỡng theo quy định pháp luật.

Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như thế nào trong hoạt động thờ cúng tổ tiên?

Căn cứ theo Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong hoạt động thờ cúng tổ tiên như sau:

(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.

(2) Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.

(3) Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

(4) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.

(5) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

(6) Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại (5).

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Sân bay Gia Bình Bắc Ninh là sân bay gì? Sân bay Gia Bình nằm ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mâm cơm Cúng gia tiên đơn giản, đẩy đủ chuẩn 3 miền? Cúng gia tiên có phải là hoạt động tín ngưỡng hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng 2 âm lịch 2025 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 2 2025 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Bán Pi coin ở đâu? Các bước bán Pi trên sàn OKX chi tiết 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Tuần 1 Cuộc thi trắc nghiệm Vì nụ cười trẻ em năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
vinucuoitreem.suckhoetreem.vn đăng nhập thi Vì nụ cười trẻ em năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cúng Gia tiên mùng 1 tháng 2 2025 âm lịch đúng cách? Thời giờ làm việc bình thường vào mùng 1 tháng 2 2025 âm lịch?
Hỏi đáp Pháp luật
KYC Pi bao lâu thì được duyệt? Các bước chuyển Pi về ví sau khi KYC 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
28 tháng 2 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Người lao động nghỉ giữa giờ bao nhiêu phút khi làm việc 8 giờ ngày 28 tháng 2 2025 âm lịch?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng 2 2025 có ngày 29 dương lịch không? 29 tháng 2 là ngày gì mà 4 năm mới xuất hiện một lần?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Lê Nguyễn Minh Thy
1 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào