Tần số danh định của hệ thống điện quốc gia Việt Nam là bao nhiêu? Quy định về Ổn định hệ thống điện từ 01/02/2025?
Tần số danh định của hệ thống điện quốc gia Việt Nam là bao nhiêu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 05/2025/TT-BCT thì Tần số danh định của hệ thống điện quốc gia Việt Nam là 50 Hz.
Trong chế độ vận hành bình thường, tần số hệ thống điện được phép dao động trong phạm vi ± 0,2 Hz so với tần số danh định.
Ở các chế độ vận hành khác của hệ thống điện, dải tần số được phép dao động và thời gian khôi phục về chế độ vận hành bình thường được quy định tại Bảng 1 như sau:
Bảng 1
Dải tần số được phép dao động và thời gian khôi phục hệ thống điện về chế độ vận hành bình thường trong các chế độ vận hành khác của hệ thống điện quốc gia
Ngoài ra, Dải tần số được phép và số lần được phép tần số vượt quá giới hạn trong trường hợp sự cố nhiều phần tử, sự cố nghiêm trọng hoặc chế độ cực kỳ khẩn cấp được xác định theo chu kỳ 01 năm hoặc 02 năm được quy định tại Bảng 2 như sau:
Bảng 2
Dải tần số được phép và số lần được phép tần số vượt quá giới hạn trong trường hợp sự cố nhiều phần tử, sự cố nghiêm trọng hoặc chế độ cực kỳ khẩn cấp
Trong đó, một lần tần số hệ thống điện vượt quá giới hạn được phép là một lần tần số hệ thống điện vượt quá giới hạn được phép trong khoảng thời gian từ 05 giây (s) trở lên.
Tần số danh định của hệ thống điện quốc gia Việt Nam là bao nhiêu? Quy định về Ổn định hệ thống điện từ 01/02/2025? (Hình từ Internet)
Quy định về Ổn định hệ thống điện từ 01/02/2025?
Quy định về Ổn định hệ thống điện được quy định tại Điều 5 Thông tư 05/2025/TT-BCT, cụ thể như sau:
(1) Ổn định hệ thống điện là khả năng của hệ thống điện, với điều kiện vận hành ban đầu xác định, trở lại chế độ vận hành bình thường hoặc chế độ cân bằng xác lập sau khi xảy ra một kích động trong hệ thống điện làm thay đổi các thông số vận hành của hệ thống điện.
Ổn định hệ thống điện được phân loại như sau:
- Ổn định quá độ (Transient Stability) là khả năng của các tổ máy phát điện trong hệ thống điện duy trì được trạng thái vận hành đồng bộ sau khi xảy ra các kích động lớn trong hệ thống điện;
- Ổn định tín hiệu nhỏ (Small Signal stability) là khả năng các tổ máy phát điện trong hệ thống điện duy trì được trạng thái vận hành đồng bộ sau khi xảy ra các kích động nhỏ trong hệ thống điện, với mức độ dập tắt các dao động công suất tự nhiên trong giới hạn cho phép;
- Ổn định điện áp động (Dynamic Voltage Stability) là khả năng của hệ thống điện duy trì điện áp xác lập tại các nút sau khi xảy ra các kích động lớn trong hệ thống điện;
- Ổn định điện áp tĩnh (Steady State Voltage Stability) là khả năng của hệ thống điện duy trì điện áp xác lập tại các nút sau khi xảy ra các kích động nhỏ trong hệ thống điện;
- Ổn định tần số (Frequency Stability) là khả năng hệ thống điện duy trì được tần số xác lập sau khi xảy ra các kích động làm mất cân bằng công suất giữa nguồn điện và phụ tải điện.
(2) Cộng hưởng dưới đồng bộ (cộng hưởng tần số thấp, Sub-Synchronous resonance) là hiện tượng tần số dao động riêng của hệ thống điện cộng hưởng với tần số dao động riêng của tuabin tổ máy phát điện làm tăng mô men xoắn tác động lên trục tuabin và rôto của tổ máy phát điện.
(3) Hệ thống điện quốc gia đang vận hành ở chế độ bình thường hoặc sau khi sự cố N-1 đã được loại trừ phải duy trì chế độ đồng bộ và đáp ứng yêu cầu về ổn định hệ thống điện được quy định tại Bảng 3 như sau:
Bảng 3
Tiêu chuẩn về ổn định hệ thống điện
Dạng ổn định | Tiêu chuẩn ổn định |
Ổn định quá độ | -Với các dao động có tần số nhỏ hơn hoặc bằng 0,05Hz: hệ số dập dao động tối thiểu là 40%. - Với các dao động có tần số trong khoảng 0,05Hz - 0,6Hz: thời gian dập nửa biên độ dao động nhỏ hơn 5 giây. - Với các dao động có tần số lớn hơn 0,6Hz: hệ số dập dao động cần đạt tối thiểu 5%. |
Ổn định tín hiệu nhỏ | Hệ số suy giảm của dao động (Damping Ratio) không được nhỏ hơn 5 %. |
Ổn định điện áp động | Trong thời gian 05 giây sau khi sự cố được loại trừ, điện áp tại điểm sự cố phải được phục hồi ít nhất 75 % giá trị điện áp trước khi sự cố. |
Ổn định điện áp tĩnh | Hệ thống điện phải có dự phòng công suất ít nhất 5% theo đặc tính P-V trong trường hợp 01 (một) phần tử bị tách ra khỏi vận hành (N-1). |
Ổn định tần số | Hệ thống điện phải đảm bảo tiêu chuẩn về ổn định tần số đáp ứng theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này. |
* Trên đây là Quy định về Ổn định hệ thống điện từ 01/02/2025?
Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực thế nào?
Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực được quy định tại Điều 6 Luật Điện lực 2024, cụ thể:
(1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về điện lực trong phạm vi cả nước.
(2) Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về điện lực.
(3) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về điện lực theo quy định của Luật này và phân công của Chính phủ.
(4) Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về điện lực tại địa phương.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Đề thi minh họa lớp 10 môn Văn chuyên Trường Phổ thông Năng khiếu (có đáp án)?
- Hoàn tất xác thực KYC là gì? Cách xác minh KYC Pi Network 2025 chi tiết?
- Quy định về trọng điểm phòng không nhân dân từ 01/07/2025?
- 27 tháng 2 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Chửi thề gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội vào ngày 27 tháng 2 2025 âm lịch bị xử phạt bao nhiêu?
- Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra từ năm nào đến năm nào?