Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng cần tuân thủ theo yêu cầu gì về quy chuẩn kỹ thuật?

Cho tôi hỏi hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng cần tuân thủ theo yêu cầu gì về quy chuẩn kỹ thuật? Mong được giải đáp thắc mắc!

Phương pháp lắp đặt đường dẫn điện trong hệ thống điện nhà ở và nhà công cộng cần đáp ứng yêu cầu nào?

Căn cứ theo tiết 2.1.1 Tiểu mục 2.1 Mục 2 QCVN 12:2014/BXD quy định về yêu cầu về phương pháp lắp đặt hệ thống đường dẫn điện của nhà ở và nhà công cộng như sau:

- Phải áp dụng phương pháp lắp đặt hệ thống đường dẫn điện phù hợp để đáp ứng yêu cầu về khả năng tải dòng điện của các dây dẫn.

- Không được sử dụng cáp một ruột có áo giáp bảo vệ bằng sợi thép hoặc băng thép cho mạch điện xoay chiều ba pha. Tất cả các dây dẫn tải điện và dây PE của cùng một mạch điện ba pha xoay chiều đặt trong ống, hộp bằng vật liệu sắt từ phải được đưa vào cùng một ống, hộp.

- Trường hợp nhiều mạch điện đi trong một đường ống hoặc hộp, tất cả các dây dẫn phải có cách điện tương ứng với điện áp danh định cao nhất.

- Trường hợp nhiều mạch điện đi trong một sợi cáp, tất cả các dây dẫn của sợi cáp phải có cách điện tương ứng với điện áp danh định cao nhất.

- Các dây dẫn của một mạch điện không được phân bố trên nhiều sợi cáp có nhiều ruột khác nhau và trong ống, hộp, máng, thang cáp khác nhau; trừ trường hợp cáp nhiều ruột tạo thành một mạch và được lắp đặt song song có chứa một dây dẫn của mỗi pha và dây trung tính (nếu có).

- Không cho phép dùng một dây trung tính chung cho nhiều mạch điện chính, trừ khi dây pha và dây trung tính nhận biết được và có thiết bị để cách ly tất cả các dây dẫn tải điện.

- Khi nhiều mạch điện cùng đấu vào một hộp đấu dây thì các đầu dây của mỗi mạch phải có vách ngăn cách điện.

- Phải dùng dây mềm để đấu điện cho thiết bị có khả năng phải dịch chuyển tạm thời. Phải dùng ống mềm để bảo vệ dây mềm.

- Các dây dẫn không có vỏ bảo vệ phải luồn trong ống, hộp.

Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng cần tuân thủ theo yêu cầu gì về quy chuẩn kỹ thuật?

Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng cần tuân thủ theo yêu cầu gì về quy chuẩn kỹ thuật? (Hình từ Internet)

Khi lắp đặt các thiết bị điện trong hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Căn cứ theo tiết 2.1.13 Tiểu mục 2.1 Mục 2 QCVN 12:2014/BXD quy định về yêu cầu đối với việc lắp đặt thiết bị điện trong nhà ở và nhà công cộng như sau:

- Các thiết bị điện lắp đặt trong nhà phải phù hợp với điện áp của mạng cấp điện, điều kiện môi trường và yêu cầu sử dụng.

- Phải sử dụng loại ổ cắm điện có cực nối đất an toàn.

- Ở những nơi dành cho trẻ em, ổ cắm điện và công tắc đèn phải đặt cao cách sàn hoàn thiện 1,5 m, trừ trường hợp có các biện pháp bảo vệ an toàn.

- Trong các cửa hàng, nhà hàng và nhà công cộng khác, các công tắc đèn chiếu sáng bình thường, chiếu sáng sự cố và thoát hiểm phải lắp đặt ở các nơi chỉ có người quản lý tiếp cận được để thao tác.

- Phải sử dụng động cơ điện kiểu kín.

- Trường hợp sử dụng động cơ điện kiểu hở phải lắp đặt ở gian riêng, có tường, trần và sàn nhà bằng vật liệu không cháy và phải cách các bộ phận cháy được của nhà ít nhất là 0,5 m.

- Phải lắp đặt động cơ điện dùng chung và các thiết bị bảo vệ, điều khiển của chúng ở nơi chỉ có người quản lý tiếp cận được.

- Phải bố trí các nút bấm điều khiển thiết bị điện dùng chung tại chỗ vận hành thuận tiện và có nhãn ghi để phân biệt.

- Trường hợp phải lắp đặt động cơ điện ở tầng áp mái thì không được lắp đặt trực tiếp trên các phòng ở, phòng làm việc và phải đảm bảo mức ồn cho phép theo các quy định hiện hành.

Hệ thống điện nhà ở cần tuân theo những yêu cầu nào về bảo vệ chống cháy do thiết bị điện gây ra?

Căn cứ theo tiết 2.5.2 Tiểu mục 2.5 Mục 2 QCVN 12:2014/BXD quy định về yêu cầu đối với bảo vệ chống cháy do thiết bị điện và dây dẫn điện gây ra đối với hệ thống điện nhà ở như sau:

- Thiết bị điện có khả năng tạo ra nhiệt độ bề mặt gây nguy hiểm cháy cho các vật liệu, vật dụng liền kề khi thiết kế, lắp đặt cố định phải tuân thủ một trong các yêu cầu sau đây:

+ Đặt ở trên bệ hoặc trong vỏ làm bằng vật liệu chịu được nhiệt độ mà thiết bị điện đó tạo ra, không cháy, có độ dẫn nhiệt thấp và đủ độ bền cơ;

+ Được cách ly khỏi các vật liệu, vật dụng liền kề hoặc các phần tử khác bằng vật liệu chịu được nhiệt độ mà thiết bị điện đó tạo ra, không cháy, có độ dẫn nhiệt thấp và có chiều dày đủ độ bền cơ;

+ Đảm bảo khoảng cách đủ lớn đến các vật liền kề hoặc các phần tử khác cho phép tỏa nhiệt an toàn. Mọi phương tiện đỡ thiết bị điện có khả năng tạo nhiệt độ bề mặt đều phải có độ dẫn nhiệt thấp.

- Khi thiết kế, lắp đặt hệ thống điện nhà phải:

+ Sử dụng loại dây dẫn có tiết diện và mức tải dòng điện phù hợp;

+ Sử dụng RCD có dòng tác động tối đa là 0,5 A;

+ Đảm bảo tương thích với các điều kiện môi trường, tính chất sử dụng, đặc điểm kiến trúc của nhà và các yêu cầu về kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy.

- Thiết bị điện, dây dẫn điện có khả năng tạo hồ quang hoặc tia lửa điện trong vận hành bình thường, khi nối cố định phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau:

+ Bọc kín toàn bộ trong vật liệu chịu được hồ quang, tia lửa điện, không cháy, có độ dẫn nhiệt thấp và có đủ độ bền cơ;

+ Cách ly khỏi vật dụng hoặc các phần tử của nhà bằng vật liệu chịu được hồ quang, tia lửa điện, không cháy, có độ dẫn nhiệt thấp và có đủ độ bền cơ;

+ Lắp đặt với một khoảng cách đủ đảm bảo dập được hồ quang, tia lửa điện.

- Thiết bị điện có khả năng gây ra tình trạng tập trung nhiệt hoặc tích tụ nhiệt phải có khoảng cách đủ lớn đến các vật ở liền kề hoặc các phần tử của nhà để trong điều kiện vận hành bình thường không tạo ra nhiệt độ nguy hiểm cho các vật và phần tử của nhà.

- Đối với các thiết bị điện có chứa từ 25 lít chất lỏng dễ cháy trở lên đặt ở cùng một nơi phải thực hiện các biện pháp để ngăn chặn cháy chất lỏng đó và không cho ngọn lửa, khói, khí độc do cháy lan tỏa sang các bộ phận khác của nhà; cắt được điện nhanh nhất khi xảy ra cháy.

- Các vật liệu được lắp đặt để che chắn xung quanh thiết bị điện phải là các vật liệu có độ dẫn nhiệt thấp, khó cháy, chịu được nhiệt độ cao nhất mà thiết bị điện đó có thể tạo ra.

Trân trọng!

Hệ thống điện
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hệ thống điện
Hỏi đáp Pháp luật
Tần số danh định của hệ thống điện quốc gia Việt Nam là bao nhiêu? Quy định về Ổn định hệ thống điện từ 01/02/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung, trình tự đăng ký phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng cần tuân thủ theo yêu cầu gì về quy chuẩn kỹ thuật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hệ thống điện
Chu Tường Vy
1,018 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hệ thống điện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hệ thống điện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào