Dấu hiệu của bệnh cúm mùa? Biện pháp phòng chống bệnh cúm mùa?

Dấu hiệu của bệnh cúm mùa? Biện pháp phòng chống bệnh cúm mùa? Đối tượng nào có nguy cơ dễ mắc cúm mùa biến chứng?

Dấu hiệu của bệnh cúm mùa? Biện pháp phòng chống bệnh cúm mùa?

Căn cứ theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cúm mùa ban hành kèm theo Quyết định 2078/QĐ-BYT năm 2011, bệnh cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh cúm mùa xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân.

[1] Dấu hiệu của bệnh cúm mùa thường gặp như:

- Sốt (trên 38 độ) kéo dài 2-3 ngày.

- Đau đầu, đau cơ, mệt mỏi.

- Hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi.

- Ho (ho khan hoặc ho có đờm)

- Đau họng và sổ mũi: Chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt xì, đau tai, ngứa và khô cổ họng, ho.

- Ăn không ngon, mệt mỏi.

- Khả năng vị giác và khứu giác có thể bị giảm, khan giọng, nói như nghẹt mũi.

- Trường hợp nặng: Bệnh có thể diễn biến gây viêm phổi, suy hô hấp …và có thể dẫn đến tử vong.

[2] Cơ chế lây bệnh:

Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.

[3] Biện pháp phòng chống bệnh cúm mùa

(theo Công văn 1218/SYT-NVY về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm mùa ngày 7/2/2025 của Sở Y tế TPHCM) Tải về:

- Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp;

- Đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi).

- Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết;

- Tiêm vaccine cúm mùa phòng bệnh;

- Thực hiện lối sống lành mạnh; ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Lưu ý: Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

Tại Việt Nam, hiện tại, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho 8 bệnh nhân mắc cúm. Một trong số 8 bệnh nhân đang phải đặt ECMO. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, theo thống kê, báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bật Thành phố và các bệnh viện chuyên khoa nhi, nhiễm, đến thời điểm hiện tại Thành phố chưa phát hiện bất thường trong công tác tiếp nhận, điều trị bệnh nhân cúm.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2025/NTKL/11022024/benh-cum-mua%20(1).jpg

Dấu hiệu của bệnh cúm mùa? Biện pháp phòng chống bệnh cúm mùa? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào có nguy cơ dễ mắc cúm mùa biến chứng?

Căn cứ theo quy định tại Tiểu mục 2 Mục 1 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cúm mùa ban hành kèm theo Quyết định 2078/QĐ-BYT năm 2011, các đối tượng nguy cơ dễ mắc cúm mùa biến chứng bao gồm:

- Trẻ em: dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải

- Người già trên 65 tuổi

- Phụ nữ có thai

- Người lớn mắc các bệnh mạn tính (như đã nêu trên)

- Suy giảm miễn dịch (bệnh nhân đang điều trị thuốc chống ung thư, HIV/AIDS).

Nguyên tắc chung khi điều trị bệnh cúm mùa là gì?

Căn cứ theo quy định tại Tiểu mục 1 Mục 2 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cúm mùa ban hành kèm theo Quyết định 2078/QĐ-BYT năm 2011, nguyên tắc chung khi điều trị bệnh cúm mùa đó là:

- Bệnh nhân nghi ngờ nhiễm cúm hoặc đã xác định nhiễm cúm phải được cách ly y tế và thông báo kịp thời cho cơ quan y tế dự phòng.

- Nhanh chóng đánh giá tình trạng bệnh nhân và phân loại mức độ bệnh. Các trường hợp bệnh nặng hoặc có biến chứng nặng cần kết hợp các biện pháp hồi sức tích cực và điều trị căn nguyên.

- Thuốc kháng vi rút được dùng càng sớm càng tốt khi có chỉ định.

- Ưu tiên điều trị tại chỗ, nếu điều kiện cơ sở điều trị cho phép nên hạn chế chuyển tuyến.

Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh cúm mùa có nguy hiểm không? Bệnh cúm mùa xuất hiện khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dấu hiệu của bệnh cúm mùa? Biện pháp phòng chống bệnh cúm mùa?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh cúm A là gì? Bệnh cúm A thường sốt bao nhiêu độ? Cách phòng tránh bệnh cúm hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
GCP là gì trong y tế? Đoàn đánh giá GCP trong y tế sẽ do cơ quan nào thành lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh cúm mùa là gì? Bệnh cúm mùa ở Việt Nam do virus nào gây ra?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về thông tin của người hành nghề, người thực hành khám chữa bệnh từ 01/01/2027?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin về người bệnh ra viện trong hoạt động khám chữa bệnh từ 01/01/2027?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bệnh án tai mũi họng theo Thông tư 32 Bộ Y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Phiếu tái khám dùng được bao nhiêu lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn ghi tên cơ quan chủ quản trên Phiếu hẹn khám lại, Phiếu chuyển cơ sở KBCB BHYT theo Công văn 252?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Nguyễn Thị Kim Linh
1 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào