Được phép khai thác khoáng sản bãi ngầm trong trường hợp nào?

Được phép khai thác khoáng sản bãi ngầm trong trường hợp nào? Tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là gì?

Được phép khai thác khoáng sản bãi ngầm trong trường hợp nào?

Theo Điều 41 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 về việc khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo quy định như sau:

Điều 41. Khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo
1. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên đối với quần đảo, đảo được thực hiện như đối với việc khai thác, sử dụng tài nguyên trên đất liền theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Đối với quần đảo, đảo phải bảo vệ, bảo tồn, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này, nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng mới công trình xây dựng; lắp đặt thiết bị;
b) Tác động làm thay đổi địa hình, địa mạo, chất lượng đất;
c) Khai thác, đào đắp, cải tạo đất, đá; khai thác khoáng sản, nước ngầm; mang những thành tạo tự nhiên ra khỏi quần đảo, đảo;
d) Khai hoang, chặt cây, xâm hại thảm thực vật; mang thực vật hoang dã ra khỏi quần đảo, đảo;
đ) Săn bắt, mang động vật ra khỏi quần đảo, đảo; chăn thả gia súc, đưa sinh vật ngoại lai lên quần đảo, đảo;
e) Thải hoặc đưa chất thải lên quần đảo, đảo.
3. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam cho phép thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải bảo vệ, bảo tồn, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này, nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng mới công trình xây dựng; lắp đặt thiết bị;
b) Tác động làm thay đổi địa hình, địa mạo;
c) Khai hoang, khai thác, đào đắp, cải tạo đất, đá; khai thác khoáng sản; mang những thành tạo tự nhiên ra khỏi bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm;
d) Thải hoặc đưa chất thải lên bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm.
5. Các hoạt động quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này được phép thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh của Nhà nước Việt Nam; thực hiện công tác quản lý nhà nước;
b) Phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, điều tra, khảo sát, đánh giá về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; thực hiện chương trình, đề án, dự án của Nhà nước;
c) Phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn;
d) Các trường hợp khác được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Theo đó, việc khai thác, sử dụng tài nguyên đối với bãi ngầm phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam cho phép thực hiện. Cụ thể, được phép khai thác khoáng sản bãi ngầm trong các trường hợp sau:

- Phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh của Nhà nước Việt Nam; thực hiện công tác quản lý nhà nước;

- Phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, điều tra, khảo sát, đánh giá về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; thực hiện chương trình, đề án, dự án của Nhà nước;

- Phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn;

- Các trường hợp khác được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

Được phép khai thác khoáng sản bãi ngầm trong trường hợp nào?

Được phép khai thác khoáng sản bãi ngầm trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là gì?

Việc cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo quy định tại Điều 49 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:

Điều 49. Cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo
1. Rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được phân thành các cấp. Cấp rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo là cơ sở đề ra các giải pháp hiệu quả kiểm soát ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
2. Vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo được phân thành các cấp sau đây:
a) Vùng rủi ro ô nhiễm thấp;
b) Vùng rủi ro ô nhiễm trung bình;
c) Vùng rủi ro ô nhiễm cao;
d) Vùng rủi ro ô nhiễm rất cao.
3. Tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo bao gồm:
a) Mức độ ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;
b) Phạm vi ảnh hưởng;
c) Mức độ nhạy cảm môi trường; khả năng gây thiệt hại đến sức khỏe con người, các hệ sinh thái biển, hải đảo, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Như vậy, tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo bao gồm:

- Mức độ ô nhiễm hoặc nguy cơ ô nhiễm môi trường biển và hải đảo;

- Phạm vi ảnh hưởng;

- Mức độ nhạy cảm môi trường; khả năng gây thiệt hại đến sức khỏe con người, các hệ sinh thái biển, hải đảo, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo.

Giấy phép nhận chìm ở biển bị chấm dứt hiệu lực khi nào?

Căn cứ Điều 59 Nghị định 40/2016/NĐ-CP về chấm dứt hiệu lực Giấy phép nhận chìm ở biển như sau:

Điều 59. Chấm dứt hiệu lực Giấy phép nhận chìm ở biển
1. Giấy phép nhận chìm ở biển chấm dứt hiệu lực khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép nhận chìm ở biển bị thu hồi;
b) Giấy phép nhận chìm ở biển hết hạn;
c) Giấy phép nhận chìm ở biển được cho phép trả lại.
2. Khi Giấy phép nhận chìm ở biển bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển có trách nhiệm xử lý các công trình, thiết bị phục vụ hoạt động nhận chìm và báo cáo kết quả thực hiện cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để kiểm tra kết quả thực hiện.
Cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều 55 Nghị định này có trách nhiệm thông báo về việc chấm dứt hiệu lực Giấy phép nhận chìm ở biển đến các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

Theo đó, Giấy phép nhận chìm ở biển chấm dứt hiệu lực khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

- Giấy phép nhận chìm ở biển bị thu hồi;

- Giấy phép nhận chìm ở biển hết hạn;

- Giấy phép nhận chìm ở biển được cho phép trả lại.

Khai thác khoáng sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khai thác khoáng sản
Hỏi đáp Pháp luật
Được phép khai thác khoáng sản bãi ngầm trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Nghị định 11/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Địa chất và khoáng sản về khai thác khoáng sản nhóm 4 mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Thay đổi tên cá nhân khai thác khoáng sản có phải điều chỉnh giấy phép không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư 01/2025/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Địa chất và khoáng sản về khai thác khoáng sản nhóm 4?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền lãi phát sinh từ tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản và chôn lấp chất thải được sử dụng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được khai thác khoáng sản ở khu vực đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quyền của tổ chức thực hiện điều tra địa chất về khoáng sản bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/07/2025, giá khởi điểm trong đấu giá quyền khai thác khoáng sản được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp khai thác khoáng sản có được chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khai thác khoáng sản
1 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Khai thác khoáng sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khai thác khoáng sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào