Đã có Thông tư 02/2024/TT-TANDTC quy định tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao?
Đã có Thông tư 02/2024/TT-TANDTC quy định tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao?
Ngày 31/12/2024, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư 02/2024/TT-TANDTC quy định tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao.
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 02/2024/TT-TANDTC, các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao bao gồm:
- Văn phòng;
- Cục Kế hoạch - Tài chính;
- Cục Công nghệ thông tin;
- Vụ Giám đốc, kiểm tra về hình sự (Vụ Giám đốc, kiểm tra I);
- Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự (Vụ Giám đốc, kiểm tra II);
- Vụ Giám đốc, kiểm tra về kinh doanh, thương mại, phá sản, lao động, gia đình và người chưa thành niên (Vụ Giám đốc, kiểm tra III);
- Vụ Giám đốc, kiểm tra về hành chính (Vụ Giám đốc, kiểm tra IV);
- Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học;
- Vụ Tổ chức - Cán bộ;
- Vụ Hợp tác quốc tế;
- Vụ Công tác phía Nam;
- Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao;
- Học viện Tòa án;
- Báo Công lý;
- Tạp chí Tòa án nhân dân.
Thông tư 02/2024/TT-TANDTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2025, trừ điểm h và điểm i khoản 3 Điều 3 Thông tư 02/2024/TT-TANDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày Vụ Công tác phía Nam kết thúc hoạt động theo quy định của pháp luật, quyết định của cơ quan có thẩm quyền về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Đã có Thông tư 02/2024/TT-TANDTC quy định tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao? (Hình từ Internet)
Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Thông tư 02/2024/TT-TANDTC, Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn dưới đây:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra, phỏng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong Tòa án nhân dân trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện;
- Căn cứ quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham mưu xây dựng kế hoạch, đề xuất giải pháp về nâng cao kỷ cương, kỷ luật công vụ, quản lý công chức, viên chức, người lao động trong Tòa án nhân dân;
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân;
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức và người lao động trong Tòa án nhân dân theo chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền hoặc chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt;
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kiểm soát quyền lực, phỏng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong tổ chúc và hoạt động của Tòa án nhân dân;
- Quản lý công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, trừ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật tố tụng;
- Quản lý, kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai; hướng dẫn thực hiện về minh bạch tài sản, thu nhập theo quy định;
- Kiểm tra tỉnh chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc thẩm quyền theo phân cấp. Thanh tra lại vụ việc đã được Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua xem xét, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
- Thực hiện báo cáo công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do ai bổ nhiệm?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 91 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Điều 91. Bổ nhiệm Thẩm phán
1. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Thẩm phán Tòa án nhân dân do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
3. Việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân lần đầu phải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 95 của Luật này.
Như vậy, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sẽ do Chủ tịch nước bổ nhiệm căn cứ vào nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Văn bản quy phạm pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 ngắn gọn nhất năm 2025 hay, ý nghĩa?
- Thư UPU đại dương lần thứ 54 năm 2025 cho học sinh lớp 7 hay nhất?
- Hệ thống cơ sở dữ liệu ảnh viễn thám quốc gia bao gồm những thành phần nào theo quy định pháp luật?
- Lời chúc ngày vía Thần Tài 2025 cho khách hàng, đối tác ngắn gọn?
- Dự kiến Bộ Công an sẽ sát hạch, cấp giấy phép lái xe?