Tòa án nhân dân 10 tỉnh vào diện thanh tra theo Kế hoạch thanh tra năm 2025 của Tòa án nhân dân tối cao?
- Tòa án nhân dân 10 tỉnh vào diện thanh tra theo Kế hoạch thanh tra năm 2025 của Tòa án nhân dân tối cao?
- Việc ban hành Kế hoạch thanh tra năm 2025 của Tòa án nhân dân tối cao phải đảm bảo yêu cầu gì?
- Cơ quan nào có thẩm quyển tổ chức thực hiện theo Kế hoạch thanh tra năm 2025 của Tòa án nhân dân tối cao?
Tòa án nhân dân 10 tỉnh vào diện thanh tra theo Kế hoạch thanh tra năm 2025 của Tòa án nhân dân tối cao?
Căn cứ tại Tiểu mục 2 Mục 2 Kế hoạch thanh tra năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 11/QĐ-TANDTC năm 2025 quy định về Tòa án nhân dân Tối cao trong năm 2025 sẽ thanh tra TAND tỉnh và 2 TAND cấp huyện của 10 tỉnh gồm Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ, Nghệ An, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Long An, Đồng Nai và Kiên Giang cụ thể như sau:
(1) Tòa án nhân dân tỉnh và 02 Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Bắc Ninh;
(2) Tòa án nhân dân tỉnh và 02 Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Bắc Giang;
(3) Tòa án nhân dân tỉnh và 02 Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Quảng Ninh;
(4) Tòa án nhân dân tỉnh và 02 Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Phú Thọ;
(5) Tòa án nhân dân tỉnh và 02 Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Nghệ An;
(6) Tòa án nhân dân tỉnh và 02 Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Đắk Lắk;
(7) Tòa án nhân dân tỉnh và 02 Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Lâm Đồng;
(8) Tòa án nhân dân tỉnh và 02 Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Long An;
(9) Tòa án nhân dân tỉnh và 02 Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Đồng Nai;
(10) Tòa án nhân dân tỉnh và 02 Tòa án nhân dân cấp huyện, tỉnh Kiên Giang,
Bên cạnh đó, đối tượng thanh tra theo kế hoạch trong năm 2025 gồm:
- Vụ Giám đốc kiểm tra I Tòa án nhân dân tối cao;
- Vụ Giám đốc kiểm tra II Tòa án nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội;
- Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh;
- Tòa án nhân dân thành phố và 04 đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện, thành phố Hà Nội;
Ngoài đối tượng thanh tra theo kế hoạch, căn cứ tình hình thực tiễn, Tòa án nhân dân tối cao sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất tại một số Tòa án nhân dân khi có dấu hiệu vi phạm hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ công tác quản lý.
Tòa án nhân dân 10 tỉnh vào diện thanh tra theo Kế hoạch thanh tra năm 2025 của Tòa án nhân dân tối cao? (Hình từ Internet)
Việc ban hành Kế hoạch thanh tra năm 2025 của Tòa án nhân dân tối cao phải đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ tại Tiểu mục 2 Mục 1 Kế hoạch thanh tra năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 11/QĐ-TANDTC năm 2025 quy định về ciệc ban hành Kế hoạch thanh tra năm 2025 của Tòa án nhân dân tối cao phải đảm bảo yêu cầu như sau:
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác.
- Kế hoạch thanh tra phải bảo đảm tính khả thi, đáp ứng mục đích, yêu cầu đề ra; bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong Tòa án nhân dân, tránh chồng chéo, trùng lặp, gây khó khăn cho đối tượng thanh tra; bảo đảm thường xuyên theo dõi, tổng hợp, nhận định tình hình thực tiễn, đề ra những biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác thanh tra trong Tòa án nhân dân.
- Việc triển khai thực hiện thanh tra, kiểm tra phải có nội dung, đề cương cụ thể, rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Kết thúc thanh tra phải có báo cáo, kết luận một cách khách quan, toàn diện và công khai kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật để đối tượng thanh tra và các đơn vị có liên quan khắc phục hậu quả, xử lý các sai phạm (nếu có) và có biện pháp chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, nâng cao hiệu quả công tác.
Cơ quan nào có thẩm quyển tổ chức thực hiện theo Kế hoạch thanh tra năm 2025 của Tòa án nhân dân tối cao?
Căn cứ tại Mục 3 Kế hoạch thanh tra năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định 11/QĐ-TANDTC năm 2025 quy định về cơ quan nào có thẩm quyển tổ chức thực hiện theo Kế hoạch thanh tra năm 2025 như sau:
- Căn cứ Kế hoạch này, Thanh tra tham mưu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập các Đoàn Thanh tra để triển khai thực hiện theo từng giai đoạn, phù hợp với tình hình thực hiện nhiệm vụ của các Tòa án nhân dân; thường xuyên báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về tình hình thực hiện, những khó khăn, vướng mắc phát sinh để kịp thời điều chỉnh phù hợp.
- Chánh Thanh tra, Vụ trưởng các Vụ Giám đốc kiểm tra, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính có trách nhiệm cử công chức tham gia các Đoàn Thanh tra theo yêu cầu, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nêu tại Kế hoạch này.
- Các Đoàn Thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo đúng mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng theo Kế hoạch này và Quyết định thanh tra.
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật; phối hợp với Đoàn Thanh tra triển khai có hiệu quả các nội dung thanh tra, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm bố trí phương tiện đi lại, cơ sở vật chất làm việc, kinh phí hoạt động và các điều kiện khác đảm bảo cho hoạt động thanh tra theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Hướng dẫn viết thư UPU chủ đề tưởng tượng bạn là đại dương?
- Xin vía Thần Tài là gì? Tại sao gọi là ngày Vía Thần Tài? NLĐ có được nghỉ hưởng lương ngày Vía Thần tài không?
- Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành được thực hiện theo các bước như thế nào?
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28:2024/BGTVT: Quy định kỹ thuật của gương chiếu hậu xe mô tô, xe gắn máy?