Cúng tất niên là gì? Ngày tốt cúng tất niên 2025 là ngày mấy? Mâm cúng tất niên gồm những gì?
Cúng tất niên là gì? Ngày tốt cúng tất niên 2025 là ngày mấy? Mâm cúng tất niên gồm những gì?
Cúng tất niên là lễ cúng truyền thống của người Việt Nam, thường được tổ chức vào những ngày cuối cùng của năm Âm lịch. Đây là lúc nhìn lại một năm cũ đã trôi qua, cũng là dịp để bày tỏ lòng biết ơn đến với tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ suốt cả năm qua.
Tham khảo Cúng tất niên là gì - Ngày tốt cúng tất niên 2025 là ngày mấy - Mâm cúng tất niên gồm những gì dưới đây:
Cúng tất niên có thể làm vào 30 tháng Chạp nếu là năm đủ và 29 tháng Chạp nếu là năm thiếu. Lễ cúng thường diễn ra vào buổi trưa hoặc chiều tối. Năm nay là năm thiếu nên các gia đình muộn nhất sẽ cúng tất niên vào ngày 29 Tết. Tham khảo một số khung giờ đẹp để cúng tất niên như sau:
- Ngày 26 tháng Chạp (tức 25/1/2025 dương lịch), tức ngày Giáp Ngọ, tháng Đinh Sửu, năm Giáp Thìn. Giờ đẹp ngày 26 tháng Chạp: Tý (23-1), Sửu (1-3), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Thân (15-17), Dậu (17-19).
- Ngày 29 tháng Chạp (tức 28/1/2025 dương lịch), tức ngày Đinh Dậu, tháng Đinh Sửu, năm Giáp Thìn. Giờ đẹp ngày 29 tháng Chạp: Tý (23-1), Dần (3-5), Mão (5-7), Ngọ (11-13), Mùi (13-15), Dậu (17-19).
Mâm cúng tất niên gồm những gì còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và văn hóa phong tục của các vùng miền. Dưới đây là danh sách các lễ vật trong mâm cúng tất niên của 3 miền Bắc, Trung, Nam và cúng Chay.
Mâm cúng tất niên cuối năm miền Bắc
- 4 bát, 4 đĩa (cỗ nhỏ), hoặc 6 bát, 6 đĩa/8 bát, 8 đĩa (cỗ lớn)
- Thịt gà
- Thịt lợn
- Giò (Giò lụa, Chả quế)
- Xôi gấc
- Bánh chưng
- Hành muối
- Nem rán
- Móng giò hầm măng
- Miến nấu lòng gà
- Bát mọc nấm thả
- Có thể thêm: Thịt đông, nộm, gà tần
- Mâm cúng tất niên cuối năm miền Trung
- Thịt gà
- Thịt lợn
- Giò lụa
- Bánh chưng/Bánh tét
- Đĩa dưa muối
- Măng khô
- Miến xào
- Chả ram
Mâm cúng tất niên cuối năm miền Nam
- Bánh tét
- Đĩa củ cải ngâm nước mắm
- Canh măng nấu (dùng măng tươi)
- Canh khổ qua nhồi thịt
- Thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa)
- Gỏi tôm thịt
- Thịt heo luộc
- Đĩa dưa giá
- Nem
- Chả giò
- Củ kiệu
Mâm cỗ cúng tất niên Chay
- Rau củ xào chay
- Giò, chả chay
- Xôi gấc
- Canh rau củ nấu chay (bắp non, nấm rơm, nấm đông cô, bạch quả, đậu hà lan, đậu phụ, cà rốt, củ cải trắng, hành, ngò)
- Đậu phụ chiên xào nấm tươi
- Miến xào chay (có cà rốt, đậu que, súp lơ, nấm rơm, đậu hũ)
Lưu ý: Danh sách các lễ vật có thể thay đổi tùy theo khẩu vị và điều kiện của từng gia đình, nhưng nhìn chung các danh sách món ăn vừa nêu là đặc trưng cho từng vùng miền trong dịp Tết.
Thông tin trên Cúng tất niên là gì? Ngày tốt cúng tất niên 2025 là ngày mấy? Mâm cúng tất niên gồm những gì? mang tính chất tham khảo
Cúng tất niên là gì? Ngày tốt cúng tất niên 2025 là ngày mấy? Mâm cúng tất niên gồm những gì? (Hình từ Internet)
Giao thừa 2025 có bắn pháo hoa không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP quy định về các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ như sau:
Điều 11. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
[...]
Theo đó, vào thời khắc giao thừa 2025 sẽ tổ chức bắn pháo hoa nổ, cụ thể:
- Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
- Các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút.
Tết Âm lịch 2025 được nghỉ mấy ngày?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động được nghỉ Tết Âm lịch 2025 là 05 ngày và được nghỉ hưởng nguyên lương.
Lưu ý: Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?