Toàn văn Thông tư 29 về dạy thêm học thêm? Thông tư 29 2024 TT BGDĐT có hiệu lực từ khi nào?
Toàn văn Thông tư 29 về dạy thêm học thêm? Thông tư 29 2024 TT BGDĐT có hiệu lực từ khi nào?
Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm.
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT gồm 04 Chương và 18 Điều quy định về dạy thêm, học thêm đối với giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, bao gồm: nguyên tắc dạy thêm, học thêm; các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm; tổ chức dạy thêm, học thêm; trách nhiệm quản lí hoạt động dạy thêm, học thêm.
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT áp dụng đối với người dạy thêm, người học thêm; tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 14/02/2025.
Xem toàn văn Thông tư 29 về dạy thêm học thêm:
Toàn văn Thông tư 29 về dạy thêm học thêm? Thông tư 29 2024 TT BGDĐT có hiệu lực từ khi nào? (Hình từ Internet)
Hiệu trưởng có trách nhiệm gì trong quản lý hoạt động dạy thêm học thêm?
Căn cứ theo Điều 13 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, trách nhiệm của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động dạy thêm học thêm đó là:
- Tổ chức việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định tại Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Quản lí giáo viên đang dạy học tại nhà trường khi tham gia dạy thêm ngoài nhà trường bảo đảm thực hiện theo đúng quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT; phối hợp theo dõi, kiểm tra hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường của giáo viên đang dạy học tại nhà trường.
- Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lí trực tiếp về chất lượng dạy thêm, học thêm trong nhà trường; việc quản lí, sử dụng kinh phí tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định.
- Xử lí theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lí vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm.
- Tiếp nhận và xử lí ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của học sinh và cha mẹ học sinh về việc dạy thêm, học thêm trước và trong quá trình tổ chức thực hiện.
Thẩm quyền thành lập trường mầm non thuộc về ai?
Căn cứ theo điểm a, điểm d khoản 1 Điều 52 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:
Điều 52. Thẩm quyền, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường
1. Thẩm quyền thành lập trường công lập và cho phép thành lập trường dân lập, trường tư thục được quy định như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường trung cấp trên địa bàn tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản này;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định đối với trường trung cấp trực thuộc;
d) Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đối với trường dự bị đại học, cao đẳng sư phạm và trường trực thuộc Bộ; trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị;
đ) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định đối với trường cao đẳng, trừ trường cao đẳng sư phạm;
e) Thủ tướng Chính phủ quyết định đối với cơ sở giáo dục đại học.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động giáo dục đối với cơ sở giáo dục đại học. Thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục đối với nhà trường ở các cấp học, trình độ đào tạo khác thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Người có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường có thẩm quyền thu hồi quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường. Người có thẩm quyền cho phép hoạt động giáo dục có thẩm quyền quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục.
[...]
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định thành lập trường mầm non công lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non dân lập, tư thục, ngoại trừ trường mầm non do cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, tổ chức quốc tế liên Chính phủ đề nghị thì thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
* Trên đây là nội dung Toàn văn Thông tư 29 về dạy thêm học thêm? Thông tư 29 2024 TT BGDĐT có hiệu lực từ khi nào?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dạy thêm học thêm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 13 1 2025 âm lịch là ngày bao nhiêu dương? Ngày 13 1 2025 âm lịch là thứ mấy?
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?