Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông bao gồm những gì?
Có các loại dịch vụ viễn thông cơ bản nào?
Dịch vụ viễn thông cơ bản là dịch vụ gửi, truyền, nhận thông tin giữa hai người hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, giữa các thiết bị đầu cuối qua mạng viễn thông theo khoản 7 Điều 3 Luật Viễn thông 2023.
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 163/2024/NĐ-CP, có các loại dịch vụ viễn thông cơ bản sau:
- Dịch vụ thoại;
- Dịch vụ nhắn tin;
- Dịch vụ fax;
- Dịch vụ hội nghị truyền hình;
- Dịch vụ kênh thuê riêng;
- Dịch vụ truyền số liệu;
- Dịch vụ truyền dẫn cho phát thanh, truyền hình;
- Dịch vụ truyền dẫn cho kết nối máy tới máy;
- Dịch vụ mạng riêng ảo;
- Dịch vụ kết nối Internet;
- Dịch vụ cho thuê toàn bộ hoặc một phần mạng viễn thông;
- Dịch vụ viễn thông cộng thêm của dịch vụ viễn thông cơ bản là dịch vụ tăng thêm tính năng, tiện ích cho người sử dụng dịch vụ viễn thông, là một phần không tách rời và được cung cấp cùng với các dịch vụ viễn thông cơ bản;
- Các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 44 Nghị định 163/2024/NĐ-CP quy định về việc đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông như sau:
Điều 44. Đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông
1. Trước khi cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu, doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông.
2. Điều kiện đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông bao gồm:
a) Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Có phương án kỹ thuật phù hợp với quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông, các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông, an toàn thông tin mạng và an ninh thông tin.
3. Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông
Doanh nghiệp đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông phải gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông tới Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ. Hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông bao gồm:
a) Đơn đề nghị đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông trong đó kê khai các thông tin về dịch vụ viễn thông cung cấp, cam kết đáp ứng các điều kiện đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông theo Mẫu số 25 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (hoặc giấy chứng nhận hoặc giấy phép tương đương hợp lệ khác theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về doanh nghiệp) bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền in từ các văn bản điện tử từ cơ sở dữ liệu quốc gia đối với trường hợp thông tin gốc được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc bản sao đối chiếu với bản chính.
4. Thời hạn và quy trình xử lý hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông
Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cục Viễn thông thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp. Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông theo Mẫu số 26 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này cho doanh nghiệp trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông và thực hiện công khai thông tin về các doanh nghiệp viễn thông đã hoàn thành việc đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông trên trang thông tin điện tử của Cục Viễn thông.
5. Doanh nghiệp viễn thông phải thực hiện lại thủ tục đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi tên doanh nghiệp;
b) Thay đổi các thông tin về hạ tầng trung tâm dữ liệu do doanh nghiệp tự thiết lập hoặc đi thuê so với thông tin đã kê khai trong đơn đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Như vậy, để thực hiện đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông, phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông trong đó kê khai các thông tin về dịch vụ viễn thông cung cấp, cam kết đáp ứng các điều kiện đăng ký cung cấp dịch vụ viễn thông theo Mẫu số 25 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 163/2024/NĐ-CP;
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (hoặc giấy chứng nhận hoặc giấy phép tương đương hợp lệ khác theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về doanh nghiệp) bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền in từ các văn bản điện tử từ cơ sở dữ liệu quốc gia đối với trường hợp thông tin gốc được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu quốc gia hoặc bản sao đối chiếu với bản chính.
Doanh nghiệp được từ chối giao kết hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông trong trường hợp nào?
Theo Điều 22 Luật Viễn thông 2023, việc từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông được quy định như sau:
Điều 22. Từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông
1. Doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông không được từ chối giao kết hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã từng vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết với doanh nghiệp viễn thông;
b) Việc cung cấp dịch vụ viễn thông là không khả thi về kinh tế, kỹ thuật;
c) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã bị doanh nghiệp viễn thông có thỏa thuận bằng văn bản với doanh nghiệp viễn thông khác về việc từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông theo hình thức trả sau do trốn tránh nghĩa vụ thanh toán tiền sử dụng dịch vụ;
d) Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp viễn thông không được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết;
b) Thuê bao viễn thông vi phạm pháp luật về viễn thông. Chính phủ quy định chi tiết Điểm này;
c) Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Theo đó, doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông được từ chối giao kết hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông trong các trường hợp:
- Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã từng vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết với doanh nghiệp viễn thông;
- Việc cung cấp dịch vụ viễn thông là không khả thi về kinh tế, kỹ thuật;
- Người sử dụng dịch vụ viễn thông đã bị doanh nghiệp viễn thông có thỏa thuận bằng văn bản với doanh nghiệp viễn thông khác về việc từ chối cung cấp dịch vụ viễn thông theo hình thức trả sau do trốn tránh nghĩa vụ thanh toán tiền sử dụng dịch vụ;
- Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dịch vụ viễn thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?