Quy tắc ứng xử cho người dùng về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng năm 2025?
Quy tắc ứng xử cho người dùng về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng năm 2025?
Căn cứ theo Điều 7 Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng ban hành kèm theo Quyết định 88/QĐ-BTTTT năm 2025 quy định về quy tắc ứng xử cho người dùng trên môi trường mạng như sau:
Điều 7. Quy tắc ứng xử cho người dùng trên môi trường mạng
1. Chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tuân thủ các điều khoản sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ.
2. Không chia sẻ các nội dung độc hại cho trẻ em ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em. Không chia sẻ thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng khi chưa có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên.
3. Không bình luận, không có các hành vi hoặc cổ súy cho các hành vi làm ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý, tình cảm của trẻ em trên các diễn đàn, mạng xã hội.
4. Không lôi kéo, thu hút, dụ dỗ trẻ tham gia các hoạt động trên môi trường mạng khi chưa có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em.
5. Phản ánh và báo cáo các nội dung độc hại, hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng cho VN-COP.
6. Chia sẻ các biện pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, lan tỏa các chương trình về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đến người thân, cộng đồng.
Như vậy, quy tắc ứng xử cho người dùng về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng năm 2025 được quy định như sau:
- Chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tuân thủ các điều khoản sử dụng của nhà cung cấp dịch vụ.
- Không chia sẻ các nội dung độc hại cho trẻ em ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em. Không chia sẻ thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng khi chưa có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên.
- Không bình luận, không có các hành vi hoặc cổ súy cho các hành vi làm ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý, tình cảm của trẻ em trên các diễn đàn, mạng xã hội.
- Không lôi kéo, thu hút, dụ dỗ trẻ tham gia các hoạt động trên môi trường mạng khi chưa có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em.
- Phản ánh và báo cáo các nội dung độc hại, hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng cho VN-COP.
- Chia sẻ các biện pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, lan tỏa các chương trình về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đến người thân, cộng đồng.
Quy tắc ứng xử cho người dùng về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng năm 2025? (Hình từ Internet)
Đối tượng áp dụng của Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng ban hành kèm theo Quyết định 88/QĐ-BTTTT năm 2025 quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng Bộ Quy tắc: các hành vi ứng xử và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức khi tham gia hoạt động trên môi trường mạng.
2. Đối tượng áp dụng Bộ Quy tắc: Áp dụng cho 05 nhóm đối tượng: (i) Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và giáo viên; (ii) Người dùng trên môi trường mạng; (iii) Tổ chức, doanh nghiệp truyền thông và người sáng tạo nội dung trên môi trường mạng; (iv) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và doanh nghiệp cung cấp nền tảng; (v) Trẻ em.
Như vậy, đối tượng áp dụng của Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng gồm 05 nhóm đối tượng:
(i) Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và giáo viên;
(ii) Người dùng trên môi trường mạng;
(iii) Tổ chức, doanh nghiệp truyền thông và người sáng tạo nội dung trên môi trường mạng;
(iv) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và doanh nghiệp cung cấp nền tảng;
(v) Trẻ em.
Quy tắc ứng xử chung bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng ban hành kèm theo Quyết định 88/QĐ-BTTTT năm 2025 quy định về quy tắc ứng xử chung bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng như sau:
- Tuân thủ pháp luật Việt Nam về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em; luôn vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
- Ứng xử lành mạnh, tích cực, phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục của Việt Nam và phù hợp với độ tuổi trẻ em trên môi trường mạng.
- Không sử dụng các hình ảnh và thông tin cá nhân của trẻ mà chưa được sự đồng ý của trẻ, cha, mẹ và người chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật.
- Không sử dụng các hình ảnh và thông tin cá nhân của trẻ em cho các mục đích có nguy cơ ảnh hưởng tới sự an toàn, phát triển lành mạnh của trẻ em.
- Tích cực phối hợp với các cơ quan, tổ chức cộng đồng, xã hội thực hiện bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
- Khi nghi ngờ hoặc phát hiện các hành vi xâm hại trẻ em, rủi ro đối với trẻ em trên môi trường mạng, nội dung độc hại đối với trẻ em cần khẩn trương, kịp thời phản ánh, tố giác tới các địa chỉ sau:
+ Tổng đài điện thoại quốc gia về bảo vệ trẻ em (số 111);
+ Cơ quan công an nơi gần nhất;
+ Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng (VN-COP) (https://vn-cop.vn/bao-cao-xam-pham; email: [email protected]).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?