Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được gửi khi nào?
Khi nào phải gửi báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 26 Nghị định 08/2025/NĐ-CP quy định thời hạn gửi báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi hằng năm như sau:
+ Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao tài sản lập báo cáo, gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có), gửi cơ quan chuyên môn về thủy lợi trước ngày 31 tháng 01 hằng năm.
+ Cơ quan chuyên môn về thủy lợi báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 28 tháng 02 hằng năm.
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gửi Bộ Tài chính trước ngày 15 tháng 3 hằng năm.
+ Bộ Tài chính tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trong phạm vi cả nước, báo cáo Chính phủ để báo cáo Quốc hội theo yêu cầu và thực hiện công khai về tài sản của cả nước.
Theo đó, các đối tượng nhất định phải đảm bảo thời hạn báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi khác nhau, sau đó, Bộ Tài chính tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trong phạm vi cả nước, báo cáo Chính phủ để báo cáo Quốc hội hàng năm.
Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được gửi khi nào? (Hình từ Internet)
Có các hình thức nào để báo cáo kê khai tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi?
Theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 08/2025/NĐ-CP thì các hình thức báo cáo kê khai tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gồm:
+ Báo cáo kê khai lần đầu theo Mẫu số 01A tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 08/2025/NĐ-CP đối với:
Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi hiện có tại thời điểm Nghị định 08/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (bao gồm cả công trình thủy lợi đã được báo cáo kê khai lần đầu theo quy định tại Nghị định 129/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi).
Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi phát sinh kể từ ngày Nghị định 08/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
+ Báo cáo kê khai bổ sung đối với tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 Nghị định 08/2025/NĐ-CP theo các Mẫu số 01B, 01C, 01D tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 08/2025/NĐ-CP trong trường hợp có thay đổi thông tin về đối tượng được giao tài sản hoặc thông tin về tài sản.
Theo đó, Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi lập báo cáo kê khai tài sản theo các Mẫu số 01A, 01B, 01C, 01D tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 08/2025/NĐ-CP, gửi cơ quan quản lý cấp trên ký xác nhận để thực hiện nhập dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi.
Thời hạn gửi báo cáo kê khai là 30 ngày, kể từ ngày tiếp nhận tài sản theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền hoặc có thay đổi thông tin về đối tượng được giao tài sản, tài sản đã kê khai.
Chi phí và mức chi liên quan đến xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 08/2025/NĐ-CP thì nội dung chi phí liên quan đến xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi gồm:
+ Chi phí kiểm kê tài sản.
+ Chi phí đo, vẽ nhà, đất, công trình.
+ Chi phí định giá và thẩm định giá tài sản.
+ Chi phí di dời, phá dỡ, hủy bỏ tài sản.
+ Chi phí tổ chức đấu giá theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
+ Chi phí bán vật liệu, vật tư thu hồi.
+ Chi phí hợp lý khác có liên quan đến xử lý tài sản.
Về mức chi được quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2025/NĐ-CP như sau:
Điều 25. Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
[...]
5. Mức chi:
a) Đối với các nội dung chi đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định.
b) Đối với các nội dung thuê dịch vụ liên quan đến xử lý tài sản được thực hiện theo hợp đồng ký kết theo quy định giữa cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản và đơn vị cung cấp dịch vụ. Việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến xử lý tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật.
c) Đối với các nội dung chi ngoài phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao nhiệm vụ xử lý tài sản quyết định mức chi, bảo đảm phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Theo đó, mức chi liên quan đến xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi sẽ thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định. Đối với các nội dung thuê dịch vụ liên quan đến xử lý tài sản được thực hiện theo hợp đồng ký kết theo quy định giữa cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản và đơn vị cung cấp dịch vụ.
Đối với các mức chi ngoài phạm vi trên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao nhiệm vụ xử lý tài sản quyết định mức chi, bảo đảm phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?