Quy tắc ứng xử cho trẻ em trên môi trường mạng năm 2025?
Quy tắc ứng xử cho trẻ em trên môi trường mạng năm 2025?
Căn cứ Điều 5 Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng ban hành kèm theo Quyết định 88/QĐ-BTTTT năm 2025 quy định quy tắc ứng xử cho trẻ em trên môi trường mạng như sau:
[1] Tìm hiểu về các rủi ro đối với trẻ em trên môi trường mạng và thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn khi tham gia các hoạt động trên môi trường mạng thông qua máy tính, điện thoại, máy tính bảng.
[2] Cẩn thận, tỉnh táo khi tham gia các hoạt động trên môi trường mạng, khi tìm kiếm các thông tin trên Internet.
[3] Giao tiếp, ứng xử tích cực, văn minh và có thái độ tôn trọng người khác trên môi trường mạng; chia sẻ với bạn bè an toàn, lành mạnh và có trách nhiệm.
[4] Hỏi ý kiến và được sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trước kết nối với người lạ trên môi trường mạng.
[5] Chia sẻ với cha, mẹ, người chăm sóc hoặc giáo viên về những mối quan hệ, khó khăn, rắc rối của bản thân gặp phải trên môi trường mạng.
[6] Dũng cảm phản ánh, tố giác tới các cơ quan chức năng tại Khoản 6, Điều 4 khi gặp phải hoặc phát hiện các hành vi xâm hại trẻ em, rủi ro đối với trẻ em trên môi trường mạng, nội dung độc hại đối với trẻ em.
[7] Không truy cập, sử dụng và chia sẻ các thông tin, nội dung độc hại; không tham gia, bắt chước các nội dung tiêu cực, nhảm nhí, vô bổ, thiếu lành mạnh trên môi trường mạng.
[8] Cẩn thận và trách nhiệm khi chia sẻ, cung cấp các thông tin, hình ảnh cá nhân, thông tin bí mật đời sống riêng tư của mình hay của bất kỳ ai trên môi trường mạng.
[9] Không truy cập vào các đường dẫn, nội dung có nguồn gốc không rõ ràng, hãy rời đi và báo cáo khi thấy nội dung, hành vi không phù hợp.
[10] Không tham gia các hoạt động bè phái, công kích, mạo danh, bắt nạt, hạ nhục bạn bè hoặc các trẻ em khác.
Quy tắc ứng xử cho trẻ em trên môi trường mạng năm 2025? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào bảo đảm bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em theo quy định của pháp luật?
Căn cứ Điều 8 Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng ban hành kèm theo Quyết định 88/QĐ-BTTTT năm 2025 quy định quy tắc ứng xử cho các tổ chức, doanh nghiệp truyền thông và người sáng tạo nội dung trên môi trường mạng:
Điều 8. Quy tắc ứng xử cho các tổ chức, doanh nghiệp truyền thông và người sáng tạo nội dung trên môi trường mạng
1. Bảo vệ trẻ em, ưu tiên lợi ích của trẻ em trên môi trường mạng khi xây dựng, sáng tạo các nội dung.
2. Kiểm tra và xác minh thông tin trước khi truyền thông, bảo đảm bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em theo quy định của pháp luật.
3. Xây dựng các nội dung truyền thông lành mạnh phù hợp đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam và các tiêu chuẩn cộng đồng.
[...]
Căn cứ Điều 9 Bộ Quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng ban hành kèm theo Quyết định 88/QĐ-BTTTT năm 2025 quy định quy tắc ứng xử cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và doanh nghiệp cung cấp nền tảng:
Điều 9. Quy tắc ứng xử cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và doanh nghiệp cung cấp nền tảng
1. Xây dựng, công khai và thường xuyên truyền thông về chính sách, tiêu chuẩn cộng đồng, tiêu chuẩn đạo đức theo các quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
2. Bảo đảm bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em theo quy định của pháp luật.
3. Kiểm soát, kiểm tra độ tuổi, tần suất sử dụng của trẻ em khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ. Triển khai biện pháp bảo vệ trẻ em và giới hạn giờ chơi trò chơi điện tử trên mạng đối với trẻ em, người dưới 18 tuổi theo quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em.
4. Chủ động thực hiện và thiết lập, cải tiến các công cụ kỹ thuật rà soát, chặn lọc, loại bỏ các nội dung độc hại đối với trẻ em, các hành vi xâm hại trẻ em.
5. Cung cấp và liên tục cải tiến các bộ lọc nội dung, cảnh báo, hạn chế tiếp cận thông tin không phù hợp theo từng độ tuổi.
[...]
Theo đó, đối tượng bảo đảm bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em theo quy định của pháp luật bao gồm:
- Các tổ chức, doanh nghiệp truyền thông và người sáng tạo nội dung trên môi trường mạng
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet và doanh nghiệp cung cấp nền tảng
Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo bao nhiêu cấp độ?
Căn cứ Điều 47 Luật Trẻ em 2016 quy định các yêu cầu bảo vệ trẻ em:
Điều 47. Các yêu cầu bảo vệ trẻ em
1. Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ sau đây:
a) Phòng ngừa;
b) Hỗ trợ;
c) Can thiệp.
2. Bảo vệ trẻ em phải bảo đảm tính hệ thống, tính liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
3. Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Việc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
4. Trẻ em được ưu tiên bảo vệ tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế. Việc đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội là biện pháp tạm thời khi các hình thức chăm sóc tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế không thực hiện được hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
[...]
Theo đó, bảo vệ trẻ em được thực hiện theo 3 cấp dộ sau: Phòng ngừa; Hỗ trợ; Can thiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Những bài học kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày thành lập Đảng đến nay (03/2/1930 - 03/2/2025) theo Kế hoạch 175?
- Chính sách trọng dụng người có phẩm chất năng lực nổi trội đối với cán bộ công chức viên chức theo Nghị định 178?