Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trên đường bộ theo Nghị định 161?

Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trên đường bộ theo Nghị định 161? Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần đáp ứng là gì?

Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trên đường bộ theo Nghị định 161?

Căn cứ theo Phụ lục 4 Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trên đường bộ ban hành kèm theo Nghị định 161/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Dưới đây là Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trên đường bộ:

Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trên đường bộ

Tải về Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trên đường bộ:

Tải về

Ghi chú: Trường hợp nộp trực tuyến, thực hiện kê khai thông tin theo hướng dẫn trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của cơ quan cấp phép.

Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trên đường bộ theo Nghị định 161?

Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trên đường bộ theo Nghị định 161? (Hình từ Internet)

Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần đáp ứng là gì?

Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 161/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:

Điều 9. Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của bộ quản lý chuyên ngành.
2. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên, phía trước và phía sau của phương tiện bảo đảm dễ quan sát, nhận biết.
3. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì người vận tải, lái xe phải có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện đó.

Như vậy, điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần đáp ứng là:

- Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của bộ quản lý chuyên ngành.

- Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên, phía trước và phía sau của phương tiện bảo đảm dễ quan sát, nhận biết.

- Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì người vận tải, lái xe phải có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện đó.

Nội dung mẫu Giấy phép và thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 161/2024/NĐ-CP quy định về nội dung, mẫu Giấy phép và thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:

(1) Nội dung của Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

- Tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của đơn vị được cấp giấy phép; họ và tên, chức danh người đại diện theo pháp luật;

- Loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm;

- Hành trình, lịch trình vận chuyển (áp dụng đối với trường hợp cấp theo chuyến);

- Thời hạn của giấy phép.

Đối với trường hợp cấp theo từng chuyến hàng, người vận tải hàng hóa nguy hiểm phải cung cấp thêm thông tin về phương tiện và người lái xe, người áp tải (áp dụng đối với trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm quy định phải có người áp tải).

(2) Mẫu Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm theo Phụ lục 7 kèm theo Nghị định 161/2024/NĐ-CP hoặc Phụ lục 8 kèm theo Nghị định 161/2024/NĐ-CP.

(3) Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có hiệu lực trên toàn quốc. Thời hạn của giấy phép theo đề nghị của người vận tải nhưng tối đa không quá 24 tháng và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.

Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trên đường bộ theo Nghị định 161?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
Lê Nguyễn Minh Thy
2 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào