Tiêu chuẩn xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 2 lên hạng 1 cần đáp ứng từ 01/03/2025?
Tiêu chuẩn xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 2 lên hạng 1 cần đáp ứng từ 01/03/2025?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 02/2025/TT-BYT quy định về điều dưỡng hạng 1 như sau:
Điều 4. Điều dưỡng hạng I - Mã số: V.08.05.31
[...]
4. Viên chức dự xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng I phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
Như vậy, từ 01/03/2025, viên chức dự xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 2 lên chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 1 phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 2 hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm.
Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 2 tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
Tiêu chuẩn xét thăng hạng từ chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 2 lên hạng 1 cần đáp ứng từ 01/03/2025? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của viên chức điều dưỡng hạng 1 như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 02/2025/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ như sau:
Điều 4. Điều dưỡng hạng I - Mã số: V.08.05.31
[...]
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành Điều dưỡng;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc có giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
3. Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ:
a) Có hiểu biết về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
b) Có năng lực chủ trì tổ chức thực hiện danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh điều dưỡng;
c) Có năng lực chủ trì, tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
d) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ (hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số) theo yêu cầu của vị trí việc làm.
[...]
Như vậy, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ như sau:
(1) Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
- Có bằng tốt nghiệp chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành Điều dưỡng;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh hoặc có giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
(2) Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ
- Có hiểu biết về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
- Có năng lực chủ trì tổ chức thực hiện danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh của người hành nghề chức danh điều dưỡng;
- Có năng lực chủ trì, tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ (hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số) theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Tiêu chuẩn chung đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng cụ thể là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 02/2025/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn chung đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng như sau:
Điều 3. Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y
1. Tận tụy phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
2. Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.
3. Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
4. Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
5. Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.
Như vậy, tiêu chuẩn chung đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng cụ thể như sau:
- Tận tụy phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
- Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.
- Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
- Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.
Lưu ý: Thông tư 02/2025/TT-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2025.
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2025/LNMT/10%20th%C3%A1ng%201%202025/250121/d_d_1.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Trường đại học đầu tiên của Việt Nam được thành lập năm nào?
- Thể lệ Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tỉnh Thanh Hóa năm 2025?
- Cách điền tờ khai đăng ký người phụ thuộc (Mẫu 20-ĐK-TCT) 2025 theo Thông tư 86?
- Tải đề tham khảo CA1, CA2, CA3, CA4 kỳ thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân 2025?
- Tháng 2 năm 2025 có bao nhiêu ngày dương? Ngày lễ, sự kiện diễn ra Tháng 2/2025?