14 Thủ khoa học sinh giỏi quốc gia đến từ trường nào?
14 Thủ khoa học sinh giỏi quốc gia đến từ trường nào?
Năm học 2024-2025, cả nước có 14 thủ khoa ở 13 môn trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia.
Dưới đây là 14 Thủ khoa học sinh giỏi quốc gia như sau:
Các thí sinh dự thi tại 68 hội đồng thi với 13 môn thi: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật. Năm nay, lần đầu tiên môn tiếng Nhật được đưa vào dự thi.
Theo thống kê, Trường THPT chuyên Bắc Ninh (Bắc Ninh) và Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội có nhiều thủ khoa nhất trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, mỗi trường có 3 thủ khoa.
Tiếp đó, là trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam có 2 thủ khoa, trường THPT chuyên Vĩnh Phúc có 1 thủ khoa, Đại học Quốc gia TPHCM có 1 thủ khoa, trường THPT chuyên Thái Nguyên có 1 thủ khoa, trường THPT chuyên Ngoại ngữ (Hà Nội) có 1 thủ khoa, trường THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng) có 1 thủ khoa.
14 Thủ khoa học sinh giỏi quốc gia đến từ trường nào? (Hình từ Internet)
Xếp giải Học sinh giỏi quốc gia 2024 - 2025 như thế nào?
Theo Điều 32 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều 32. Xếp giải kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia
1. Chỉ xếp giải cá nhân (Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích), theo từng môn thi.
2. Sau khi hoàn tất việc chấm điểm bài thi, xếp thứ tự số phách theo điểm thi từ cao xuống thấp, để xếp giải.
3. Tỷ lệ giải đối với mỗi môn thi:
Tổng số giải, từ Khuyến khích trở lên, không vượt quá 60% số thí sinh dự thi; trong đó, tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quá 60% tổng số giải, số giải Nhất không vượt quá 5% tổng số giải.
4. Tổ chấm thi xây dựng phương án xếp giải và trình Chủ tịch Hội đồng chấm thi để xem xét xử lý theo quy định.
Như vậy, xếp giải Học sinh giỏi quốc gia 2024 - 2025 chỉ xếp giải cá nhân (Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích), theo từng môn thi:
- Tổng số giải, từ Khuyến khích trở lên, không vượt quá 60% số thí sinh dự thi;
- Số giải Nhất: không vượt quá 5% tổng số giải;
- Tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quá 60% tổng số giải.
Lưu ý: Sau khi hoàn tất việc chấm điểm bài thi, xếp thứ tự số phách theo điểm thi từ cao xuống thấp, để xếp giải.
Tiêu chuẩn dự thi đối với kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia là gì?
Theo Điều 4 Quy chế thi học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều 4. Đối tượng dự thi
1. Đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia:
a) Học sinh đang học THPT, có xếp loại rèn luyện (hoặc hạnh kiểm) và học tập (hoặc học lực) từ khá trở lên theo kết quả cuối học kỳ (hoặc năm học) liền kề với kỳ thi và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi;
b) Mỗi thí sinh chỉ được phép tham dự một môn thi trong một năm học.
2. Đối với kỳ thi chọn đội tuyển Olympic:
Học sinh đang học THPT và thuộc một trong các diện sau đây:
a) Được Bộ GDĐT tuyển chọn trong số các học sinh đã đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cùng năm học theo nguyên tắc từ cao xuống thấp theo điểm thi, bảo đảm số học sinh được tuyển chọn cho mỗi môn thi không vượt quá tám (08) lần số học sinh cần chọn vào đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn đó:
b) Không tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cùng năm học, nhưng đã là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực; thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế trong năm học liền kề trước đó.
Theo đó, tiêu chuẩn dự thi học sinh giỏi quốc gia theo quy chế mới như sau:
Đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia:
- Học sinh đang học THPT, có xếp loại rèn luyện (hoặc hạnh kiểm) và học tập (hoặc học lực) từ khá trở lên theo kết quả cuối học kỳ (hoặc năm học) liền kề với kỳ thi và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi;
- Mỗi thí sinh chỉ được phép tham dự một môn thi trong một năm học.
Đối với kỳ thi chọn đội tuyển Olympic:
Học sinh đang học THPT và thuộc một trong các diện sau đây:
- Được Bộ GDĐT tuyển chọn trong số các học sinh đã đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cùng năm học theo nguyên tắc từ cao xuống thấp theo điểm thi, bảo đảm số học sinh được tuyển chọn cho mỗi môn thi không vượt quá tám (08) lần số học sinh cần chọn vào đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn đó:
- Không tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cùng năm học, nhưng đã là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực; thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế trong năm học liền kề trước đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?