Danh sách Thủ khoa học sinh giỏi quốc gia 2024 2025?
Danh sách Thủ khoa học sinh giỏi quốc gia 2024 2025?
Theo đó, Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia THPT 2024 2025 được tổ chức vào các ngày 25 và 26/12/2024. Các thí sinh dự thi tại 68 Hội đồng thi với 13 môn thi: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp và Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật. Năm nay, lần đầu tiên môn tiếng Nhật được đưa vào dự thi.
Danh sách Thủ khoa học sinh giỏi quốc gia 2024 2025 được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố như sau:
STT | Số báo danh | Môn thi | Điểm | Trường |
1 | 06.02.10 | Vật lý | 35,750 | THPT chuyên Bắc Ninh |
2 | 06.08.10 | Địa lý | 17,000 | THPT chuyên Bắc Ninh |
3 | 06.07.04 | Lịch sử | 17,750 | THPT chuyên Bắc Ninh |
4 | 56.07.08 | Lịch sử | 17,750 | THPT chuyên Quốc học Huế |
5 | 67.01.04 | Toán học | 33,500 | THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội |
6 | 67.04.01 | Sinh học | 28,750 | THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội |
7 | 67.09.04 | Tiếng Anh | 16,400 | THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội |
8 | 24.03.19 | Hoá học | 35,375 | THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam |
9 | 24.11.14 | Tiếng Pháp | 17,800 | THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam |
10 | 62.05.04 | Tin học | 23,250 | THPT chuyên Vĩnh Phúc |
11 | 66.06.07 | Ngữ văn | 14,750 | Đại học Quốc gia TP.HCM |
12 | 54.10.08 | Tiếng Nga | 17,700 | THPT chuyên Thái Nguyên |
13 | 65.13.09 | Tiếng Nhật | 17,800 | THPT chuyên Ngoại ngữ (Hà Nội) |
14 | 15.13.07 | Tiếng Trung | 15,750 | THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng) |
Xem chi tiết Kết quả học sinh giỏi quốc gia năm 2025 tại đây
Danh sách Thủ khoa học sinh giỏi quốc gia 2024 2025? (Hình từ Internet)
Hồ sơ thí sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ tại Điều 13 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT, hồ sơ thí sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia gồm những giấy tờ như sau:
- Quyết định của Thủ trưởng đơn vị dự thi về việc thành lập các đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (kèm theo danh sách học sinh của mỗi đội tuyển).
- Học bạ của cấp học (trong trường hợp kỳ thi được tổ chức trước khi kết thúc Học kỳ 1 của năm học) hoặc kết quả xếp loại rèn luyện (hoặc hạnh kiểm) và học tập (hoặc học lực) của học kỳ liền kề với kỳ thi của từng thí sinh, có xác nhận của Hiệu trưởng nhà trường (trong trường hợp kỳ thi được tổ chức ngay sau khi kết thúc Học kỳ I của năm học).
Công tác chỉ đạo và tổ chức thi học sinh giỏi quốc gia được quy định như thế nào?
Theo quy định Điều 9 Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BGDĐT, công tác chỉ đạo và tổ chức thi học sinh giỏi quốc gia như sau:
[1] Bộ GDĐT chỉ đạo và tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia; xem xét, quyết định xử lý những trường hợp đặc biệt liên quan bảo đảm mục đích, yêu cầu tổ chức thi.
[2] Hằng năm, Bộ trưởng Bộ GDĐT ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia (gọi tắt là Ban Chỉ đạo thi).
- Trưởng ban là Thứ trưởng Bộ GDĐT; Phó Trưởng ban là lãnh đạo các đơn vị chức năng liên quan thuộc Bộ GDĐT, trong đó Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo Cục Quản lý chất lượng (QLCL); Ủy viên là lãnh đạo một số đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, Bộ Công an; Thư ký giúp việc Ban Chỉ đạo thi là công chức, viên chức của các đơn vị liên quan thuộc Bộ GDĐT, Bộ Công an;
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo thi: Giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT chỉ đạo triển khai kế hoạch tổ chức thi; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các khâu ra đề thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo; xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thi, báo cáo Bộ trưởng Bộ GDĐT và các cấp có thẩm quyền về tình hình tổ chức thi.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban Chỉ đạo thi: Trưởng ban chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo thi và tổ chức cho các thành viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; các Phó Trưởng ban, Ủy viên và Thư ký chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo phân công hoặc ủy nhiệm của Trưởng ban.
[3] Cục QLCL chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các công việc sau:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, trình Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt;
- Hướng dẫn tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia;
- Điều động các đơn vị dự thi làm nhiệm vụ coi thi trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia;
- Tổ chức ra đề thi và bàn giao đề thi đáp ứng yêu cầu tổ chức thi;
- Tổ chức coi thi kỳ thi chọn đội tuyển Olympic;
- Tổ chức chấm thi, phúc khảo các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia.
[4] Thanh tra Bộ GDĐT: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra các khâu tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?