Tai biến địa chất là gì? Nội dung điều tra tai biến địa chất bao gồm những vấn đề gì?

Tai biến địa chất là gì? Nội dung điều tra tai biến địa chất bao gồm những vấn đề gì?

Tai biến địa chất là gì?

Tại khoản 9 Điều 2 Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 có quy định về tai biến địa chất như sau:

Tai biến địa chất là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về môi trường, con người, tài sản, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: động đất, hoạt động núi lửa, đứt gãy hoạt động, trượt lở đất đá, sụt lún bề mặt; nứt đất; xói lở bờ sông, bờ biển; ô nhiễm từ khoáng vật, nguyên tố độc hại có nguồn gốc tự nhiên.

Nội dung điều tra tai biến địa chất bao gồm những vấn đề gì?

Tại Điều 16 Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 có quy định về nội dung điều tra tai biến địa chất như sau:

Điều 16. Điều tra địa chất môi trường, tai biến địa chất
1. Nội dung điều tra địa chất môi trường bao gồm:
a) Đặc điểm địa chất, địa hóa, địa vật lý của các thực thể địa chất; các quá trình địa chất có liên quan đến môi trường tự nhiên;
b) Xác định các yếu tố tự nhiên và nhân tạo gây ra dị thường, khả năng phát tán dị thường làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên;
c) Lập bản đồ hiện trạng, phân vùng địa chất môi trường;
d) Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chất môi trường.
2. Nội dung điều tra tai biến địa chất bao gồm:
a) Đặc điểm địa chất, địa kỹ thuật của các thực thể địa chất; các quá trình địa chất có liên quan; các biểu hiện, động thái tai biến địa chất;
b) Các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến tai biến địa chất;
c) Lập bản đồ hiện trạng, phân vùng cảnh báo tai biến địa chất;
d) Xây dựng cơ sở dữ liệu tai biến địa chất.
3. Trong quá trình điều tra địa chất môi trường, tai biến địa chất phải tiến hành quan trắc, cảnh báo môi trường địa chất, tai biến địa chất.

Theo quy định trên, nội dung điều tra tai biên địa chất gồm những nội dung sau:

- Đặc điểm địa chất, địa kỹ thuật của các thực thể địa chất; các quá trình địa chất có liên quan; các biểu hiện, động thái tai biến địa chất;

- Các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến tai biến địa chất;

- Lập bản đồ hiện trạng, phân vùng cảnh báo tai biến địa chất;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu tai biến địa chất.

Tai biến địa chất là gì? Nội dung điều tra tai biến địa chất bao gồm những vấn đề gì?

Tai biến địa chất là gì? Nội dung điều tra tai biến địa chất bao gồm những vấn đề gì? (Hình từ Internet)

Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng được quy định như thế nào?

Tại Điều 10 Luật Địa chất và Khoáng sản 2024 có quy định về chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng như sau:

- Việc lập chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng phải bảo đảm các nguyên tắc và căn cứ sau đây:

+ Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; chiến lược bảo vệ Tổ quốc; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia; nhu cầu của thị trường thế giới;

+ Bảo đảm tính phối hợp đồng bộ giữa hoạt động điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản trên phạm vi cả nước; khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên địa chất, khoáng sản;

+ Bảo đảm nhu cầu về khoáng sản, tài nguyên địa chất khác phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội;

+ Kết quả điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản đã thực hiện; tiền đề và dấu hiệu địa chất liên quan đến tài nguyên địa chất, khoáng sản;

+ Phù hợp với nguồn lực của Nhà nước theo từng thời kỳ.

- Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng phải có các nội dung chính sau đây:

+ Quan điểm chỉ đạo, mục tiêu trong điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản; khai thác khoáng sản, tài nguyên địa chất; bảo vệ khoáng sản, tài nguyên địa chất chưa khai thác; thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản;

+ Định hướng điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản và nghiên cứu khoa học trong điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản từng thời kỳ; phối hợp, lồng ghép các hoạt động điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản của các Bộ, ngành, địa phương;

+ Định hướng khai thác, sử dụng tài nguyên địa chất, khoáng sản bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả gắn với yêu cầu bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác;

+ Định hướng thăm dò, khai thác khoáng sản cho từng nhóm khoáng sản, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản sau khai thác trong kỳ lập chiến lược;

+ Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong điều tra cơ bản địa chất, điều tra địa chất về khoáng sản; khai thác, sử dụng khoáng sản, tài nguyên địa chất; bảo vệ khoáng sản, tài nguyên địa chất chưa khai thác, sử dụng; thăm dò, khai thác khoáng sản cho từng nhóm khoáng sản, chế biến và sử dụng hợp lý, tiết kiệm khoáng sản sau khai thác; dự trữ khoáng sản quốc gia.

- Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng được lập cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 30 năm theo kỳ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương có liên quan lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng.

Địa chất
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Địa chất
Hỏi đáp Pháp luật
Tai biến địa chất là gì? Nội dung điều tra tai biến địa chất bao gồm những vấn đề gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Địa chất
Huỳnh Minh Hân
1 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Địa chất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Địa chất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào