Hà Nội: Sẽ lắp đặt hơn 23.000 camera giám sát đảm bảo an ninh, trật tự và xử lý vi phạm 2025?
Hà Nội: Sẽ lắp đặt hơn 23.000 camera giám sát đảm bảo an ninh, trật tự và xử lý vi phạm 2025?
Ngyà 17/1/2025, UBND TP. Hà Nội ban hành Quyết định 319/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án tổng thể về quản lý hệ thống camera giám sát tập trung trên địa bàn TP. Hà Nội.
Theo Tiểu mục 3 Mục 2 Đề án tổng thể về quản lý hệ thống camera giám sát tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định 319/QĐ-UBND năm 2025 có nêu cụ thể như sau:
3. Dự báo tình hình và nhu cầu triển khai hệ thống camera giám sát trên địa bàn Thành phố
Theo xu hướng xây dựng thành phố thông minh tại Việt Nam cũng như trên thế giới hệ thống camera giám sát (an ninh, trật tự, ...) là một thành phần cấu thành không thể thiếu và ưu tiên khi lựa chọn đầu tư triển khai, cụ thể:
- Xây dựng hệ thống dữ liệu hình ảnh camera giám sát dùng chung phục vụ công tác giám sát an ninh công cộng ở các khu vực, địa bàn trọng điểm, trụ sở các cơ quan Đảng, Nhà nước, Chính phủ, cơ quan chính quyền, khu vực Tổng lãnh sự quán, cơ quan đại diện ngoại giao các nước, khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Thành phố; giám sát tình hình giao thông tại các tuyến đường, các khu vực trung tâm, sân bay, nơi tập trung đông người như chợ, trường học, các địa bàn trọng điểm (an ninh trật tự, giao thông, môi trường, …), nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự, trật tự đô thị, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố.
- Việc thiết lập một hệ thống tích hợp giám sát camera tập trung sẽ cung cấp khả năng giám sát toàn diện trên địa bàn Thành phố, thay vì giám sát cục bộ tại từng địa phương riêng lẻ, hay theo từng lĩnh vực quản lý khác nhau như hiện nay. Ngoài ra, việc tích hợp sẽ hỗ trợ các cơ quan chức năng cùng khai thác, nâng cao hiệu lực hiệu quả các của hệ thống camera giám sát. Hệ thống giám sát hình ảnh camera tập trung cho phép quản lý đồng bộ thống nhất và tập trung các truy cập từ các đơn vị và địa phương theo cấp độ ưu tiên, tránh việc chiếm dụng tài nguyên cũng như phân cấp, phân quyền đan chéo ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.
Trên cơ sở kết quả khảo sát, tổng hợp nhu cầu của các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đăng ký nhu cầu lắp đặt hệ thống camera phục vụ giám sát an ninh, trật tự, trật tư đô thị, môi trường, an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố trong thời gian tới:
- Số lượng camera khoảng: 40.210 camera (camera PTZ: 12.007 camera; camera cố định: 28.203 camera) gồm:
+ 23.736 camera phục vụ giám sát đảm bảo an ninh, trật tự và xử lý vi phạm.
+ 227 camera phục phục vụ Quốc phòng.
+ 16.247 camera phục vụ giám sát giám sát cho QLNN về an toàn giao thông, hạ tầng giao thông, môi trường, trật tự đô thị.
- 100% sử dụng camera công nghệ IP có chuẩn Onvif.
- Độ phân giải từ 2 đến 8 Megapixel.
- Về đường truyền: 27 đơn vị đề xuất triển khai đường truyền cáp quang trực tiếp; 09 đơn vị đề xuất sử dụng đường truyền Internet;
- Nhu cầu triển khai (Chi tiết theo phụ lục 02 gửi kèm theo).
Như vậy, theo đề án, trên cơ sở kết quả khảo sát, tổng hợp nhu cầu của các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đăng ký nhu cầu lắp đặt hệ thống camera phục vụ giám sát an ninh, trật tự, trật tự đô thị, môi trường, an toàn giao thông trên địa bàn trong thời gian tới cần số lượng camera khoảng: 40.210 camera (camera PTZ: 12.007 camera; camera cố định: 28.203 camera) gồm: 23.736 camera phục vụ giám sát đảm bảo an ninh, trật tự và xử lý vi phạm.
Hà Nội: Sẽ lắp đặt hơn 23.000 camera giám sát đảm bảo an ninh, trật tự và xử lý vi phạm 2025? (Hình từ Internet)
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của ai?
Căn cứ Điều 3 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:
Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
3. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
[....]
Như vậy, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Việc phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện định kỳ thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định:
Điều 5. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thường xuyên, rộng rãi, phù hợp với các tầng lớp Nhân dân, người nước ngoài trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Cơ quan thông tin, truyền thông có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng.
[....]
Như vậy, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thường xuyên, rộng rãi, phù hợp với các tầng lớp Nhân dân, người nước ngoài trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Những người nào có thể đăng ký thường trú cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp?
- 8 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?