Thời gian trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ từ ngày 01/01/2025 thế nào?
Thời gian trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ từ ngày 01/01/2025 thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT quy định về trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ:
Theo đó, thời gian trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ như sau:
(1) Thời gian trực phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai được thực hiện theo quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong công tác phòng, chống thiên tai;
(2) Tùy theo tình hình thiên tai và thời gian nghỉ lễ, tết, Trưởng Ban chỉ huy phòng thủ dân sự hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định số lượng người trực, điều chỉnh thời gian trực theo quy định tại (1).
Trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ: Đối tượng trực và Nhiệm vụ của ca trực là gì?
Trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ: Đối tượng trực và Nhiệm vụ của ca trực được quy định tại khoản 2, 3 Điều 20 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT, cụ thể:
(A) Đối tượng trực:
- Lãnh đạo và chuyên viên giúp việc Ban chỉ huy phòng thủ dân sự các cấp;
- Lãnh đạo và chuyên viên giúp việc Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam.
Ngoài ra, Chế độ đối với người tham gia trực, người được huy động tham hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai được quy định tại Điều 21 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT, cụ thể:
(i) Người làm nhiệm vụ trực, người được huy động tham gia hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai (tại trụ sở và tại hiện trường) được hưởng chế độ trực, trợ cấp, làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(ii) Người có thẩm quyền quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý có trách nhiệm thanh toán kinh phí cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hoặc hoàn trả, bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân được huy động theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(B) Nhiệm vụ của ca trực:
(1) Giúp Ban chỉ huy phòng thủ dân sự, thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo dõi, nắm chắc mọi tình hình có liên quan đến công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, như: diễn biến thời tiết, mưa, lũ, bão và các thiên tai khác thuộc trách nhiệm đơn vị; diễn biến các công trình đường bộ, công trình phòng, chống thiên tai đường bộ; tình hình tổ chức lực lượng phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và huy động nguồn lực để đối phó với thiên tai (bao gồm nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị);
(2) Tiếp nhận các chỉ thị, mệnh lệnh, thông báo của Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp trên để kịp thời thông báo đến các đơn vị trực thuộc;
(3) Tham mưu cho Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp trên trong việc tổ chức phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra trong địa bàn quản lý, xử lý các sự cố công trình đường bộ, công trình phòng, chống thiên tai đường bộ, tổ chức điều động các lực lượng để chi viện các địa phương theo lệnh của Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp trên;
(4) Tổng hợp tình hình phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai theo phạm vi quản lý để báo cáo với Ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp trên theo định kỳ và sau khi kết thúc mỗi đợt thiên tai hoặc theo yêu cầu đột xuất của Chính phủ, Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia.
Thời gian trực phòng chống thiên tai trong lĩnh vực đường bộ từ ngày 01/01/2025 thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về công tác kiểm tra hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai thế nào?
Công tác kiểm tra hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai được quy định tại Điều 23 Thông tư 40/2024/TT-BGTVT, cụ thể:
(1) Hàng năm, Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam lập kế hoạch kiểm tra và triển khai thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và quản lý, bảo quản, sử dụng vật tư, trang thiết bị dự phòng đối với các cơ quan, đơn vị liên quan.
Để đối phó với các diễn biến bất ngờ của thiên tai, Ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động kiểm tra đột xuất nhằm đôn đốc và chấn chỉnh kịp thời các thiếu sót, vi phạm để tăng cường hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai.
(2) Các Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án, doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ căn cứ vào điều kiện đặc thù của địa bàn quản lý, chủ động tổ chức thực hiện kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và quản lý, bảo quản, sử dụng vật tư, trang thiết bị dự phòng đối với các đơn vị trực thuộc và các doanh nghiệp, nhà thầu thi công công trình đường bộ trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
(3) Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan phải chỉ đạo thực hiện việc kiểm tra và tự kiểm tra công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai phù hợp với nhiệm vụ được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?