Nguyên tắc thực hiện công tác pháp chế của Bộ Tài nguyên và Môi trường là gì? Kinh phí cho công tác pháp chế được bố trí từ đâu?
Nguyên tắc thực hiện công tác pháp chế của Bộ Tài nguyên và Môi trường là gì?
Nguyên tắc thực hiện công tác pháp chế của Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định tại Điều 3 Quy chế công tác pháp chế của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 246/QĐ-BTNMT năm 2024 như sau:
- Công tác pháp chế phải bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; bảo đảm thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, bám sát chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Ban cán sự đảng Bộ định hướng, lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật của Bộ. Bộ trưởng chỉ đạo chung công tác pháp chế của Bộ; Thứ trưởng chỉ đạo công tác pháp chế lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Bộ trưởng về tiến độ, chất lượng thực hiện công tác pháp chế; siết chặt kỷ luật, kỷ cương và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác pháp chế; kết quả thực hiện công tác pháp chế là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu.
- Tuân thủ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và Quy chế này trong công tác pháp chế; tăng cường rà soát, kiểm tra, giám sát và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, “lợi ích nhóm” trong soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Đầu tư cho xây dựng pháp luật là đầu tư cho phát triển; ưu tiên bố trí đủ nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, thu hút nhân tài và chuyên gia giỏi tham gia công tác pháp chế; đầu tư, bố trí kinh phí ở mức cao nhất theo quy định cho công tác pháp chế.
Nguyên tắc thực hiện công tác pháp chế của Bộ Tài nguyên và Môi trường là gì? Kinh phí cho công tác pháp chế được bố trí từ đâu? (Hình từ Internet)
Kinh phí cho công tác pháp chế của Bộ Tài nguyên và Môi trường được bố trí từ đâu?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 45 Quy chế công tác pháp chế của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 246/QĐ-BTNMT năm 2024 có quy định như sau:
Điều 45. Nguồn lực cho công tác pháp chế
1. Bộ trưởng, Thứ trưởng, Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ chỉ đạo bảo đảm và bố trí đủ nguồn nhân lực, kinh phí, phương tiện, thiết bị làm việc và các điều kiện cần thiết khác cho các công tác quy định tại Quy chế này.
2. Kinh phí soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và công tác pháp chế khác được ngân sách nhà nước bảo đảm, được bố trí đủ hàng năm và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Bố trí kinh phí ở định mức cao nhất theo quy định của pháp luật cho công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và công tác pháp chế khác.
3. Các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện khoán chi theo kết quả thực hiện các nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật (sau đây gọi tắt là Thông tư số 338/2016/TT-BTC) và Thông tư số 42/2022/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 338/2016/TT-BTC (sau đây gọi tắt là Thông tư số 42/2022/TT-BTC), bảo đảm không phát sinh tăng kinh phí so với dự toán được cấp có thẩm quyền giao.
Đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện thanh toán theo đúng nội dung chi, áp dụng định mức chi cao nhất theo quy định tại Thông tư số 338/2016/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 42/2022/TT-BTC) cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Như vậy, kinh phí soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và công tác pháp chế khác của Bộ Tài nguyên và Môi trường bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Chế độ báo cáo công tác pháp chế của Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào?
Chế độ báo cáo công tác pháp chế của Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định tại Điều 44 Quy chế công tác pháp chế của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành kèm theo Quyết định 246/QĐ-BTNMT năm 2024 như sau:
(1) Đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm báo cáo công tác pháp chế định kỳ 06 tháng và hàng năm gửi Vụ Pháp chế tổng hợp, trong đó:
- Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 15 tháng 6;
- Báo cáo năm gửi trước ngày 15 tháng 12.
Riêng báo cáo tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thực hiện định kỳ hàng tháng, gửi Vụ Pháp chế trước ngày 20 hàng tháng để tổng hợp báo cáo Bộ trưởng và các cơ quan có thẩm quyền.
(2) Vụ Pháp chế có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng các báo cáo về công tác pháp chế theo quy định của pháp luật, trình Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường và gửi Bộ Tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
- Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn nhất cho mọi chức vụ năm 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?