Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy là gì? Mùng 1 Tết âm lịch đi làm được tính lương thế nào?

Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy là gì? Mùng 1 Tết âm lịch đi làm được tính lương thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép bắn pháo hoa nổ dịp tết âm lịch?

Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy là gì?

Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy là một câu nói dân gian mang ý nghĩa về thứ tự chúc tết và những giá trị truyền thống trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Câu nói này không chỉ nói về thời gian cụ thể mà còn biểu hiện sâu sắc đạo lý “uống nước nhớ nguồn” và lòng tri ân trong văn hóa Việt Nam.

- Mùng 1 Tết cha: Mùng 1 là ngày đầu tiên của năm mới, theo truyền thống, người Việt thường ưu tiên thăm hỏi và chúc Tết bên gia đình nội (tức bên cha). Đây là dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo, tôn kính đối với tổ tiên và cha mẹ.

- Mùng 2 Tết mẹ: Mùng 2 là ngày dành cho bên ngoại, thể hiện lòng biết ơn đối với gia đình mẹ. Người con rể hoặc gia đình thường đến thăm hỏi, chúc Tết ông bà ngoại và họ hàng bên mẹ.

- Mùng 3 Tết thầy: Trong văn hóa Việt Nam, người thầy được coi trọng chỉ sau cha mẹ, với quan niệm “Không thầy đố mày làm nên”. Ngày mùng 3 là dịp để học trò cũ đến thăm, chúc Tết thầy cô giáo, bày tỏ lòng biết ơn đối với người đã dạy dỗ mình.

Câu nói “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” thể hiện truyền thống đề cao sự kính trọng và tri ân trong xã hội Việt Nam. Đó là sự kết nối giữa gia đình, họ hàng và những người có công lao trong việc giáo dục, nuôi dưỡng mỗi người.

Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy là gì? Mùng 1 Tết âm lịch đi làm được tính lương thế nào?

Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy là gì? Mùng 1 Tết âm lịch đi làm được tính lương thế nào? (Hình từ Internet)

Mùng 1 Tết âm lịch đi làm được tính lương thế nào?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ lễ, tết:

Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm:

Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo quy định trên, tết âm lịch 2025 người lao động được nghỉ làm việc trong 05 ngày và được hưởng nguyên lương. Như vậy, người lao động làm việc vào mùng 1 Tết Âm lịch được được tính lương như sau:

Nếu người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết thì sẽ được hưởng nguyên lương của ngày đó và ít nhất bằng 300% lương của ngày lễ, tết. (Ít nhất là 400%/ngày).

Trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm vào ngày lễ, tết thì ngoài việc được trả lương làm thêm vào dịp lễ, tết, lương làm việc vào ban đêm thì còn được trả thêm 20% tiền lương X tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày của ngày tết (300%) = Ít nhất 490%/ngày

Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép bắn pháo hoa nổ dịp tết âm lịch?

Căn cứ Điều 12 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP quy định thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa nổ:

Điều 12. Thẩm quyền, thủ tục cho phép bắn pháo hoa nổ
1. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 11 Nghị định này do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện theo quy định.
2. Trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này và các trường hợp thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn pháo hoa nổ do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
3. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu cầu tổ chức bắn pháo hoa nổ theo quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 11 Nghị định này hoặc muốn thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn phải đề nghị bằng văn bản gửi Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du lịch trước 30 ngày kể từ ngày dự kiến tổ chức bắn pháo hoa nổ, nội dung văn bản phải nêu rõ số lượng, tầm bắn, số điểm bắn, thời gian, thời lượng và địa điểm dự kiến bắn pháo hoa nổ.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có văn bản trả lời để Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổng hợp, quyết định.

Theo quy định trên, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để quyết định và phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bắn pháo hoa nổ dịp tết âm lịch.

Tết nguyên đán
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tết nguyên đán
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 SuperShip?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 Kho Ahamove?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ Tết Ngân hàng 2025 - Tết Nguyên đán 2025 chi tiết, đầy đủ?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 Viettel Post?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Lời chúc Tết người yêu 2025 ngắn gọn, hay nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu trang trí bảng Tết âm lịch 2025 đẹp nhất, ấn tượng nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy là gì? Mùng 1 Tết âm lịch đi làm được tính lương thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài phát biểu chúc Tết 2025 của lãnh đạo Công ty ngắn gọn, hay nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Đơn xin nghỉ thêm sau Tết Nguyên đán 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch trực Tết Nguyên đán 2025 mới nhất ở trường tiểu học?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tết nguyên đán
Phan Vũ Hiền Mai
24 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào