Bán buôn điện là gì? Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán buôn điện hiện nay?
Bán buôn điện là gì? Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán buôn điện hiện nay?
[1] Bán buôn điện là gì?
Bán buôn điện là hoạt động bán điện của đơn vị điện lực này cho đơn vị điện lực khác để bán lại cho bên thứ ba.
(khoản 3 Điều 4 Luật Điện lực 2024)
[2] Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán buôn điện hiện nay
- Đơn vị bán buôn điện có các quyền sau đây:
+ Mua điện trực tiếp của bên bán điện theo hợp đồng mua buôn điện;
+ Sử dụng dịch vụ truyền tải điện, phân phối điện, dịch vụ điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện phù hợp với từng cấp độ thị trường điện cạnh tranh;
+ Mua, bán điện trên thị trường điện cạnh tranh theo hợp đồng bán buôn điện, hợp đồng kỳ hạn điện, hợp đồng quyền chọn mua điện hoặc bán điện và hợp đồng tương lai điện; định giá bán buôn điện trong khung giá bán buôn điện đã được phê duyệt;
+ Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động bán buôn điện;
+ Quyền khác theo quy định của Luật Điện lực 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Đơn vị bán buôn điện có các nghĩa vụ sau đây:
+ Bán điện theo đúng số lượng, chất lượng và giá điện đã được thỏa thuận trong hợp đồng;
+ Bồi thường khi gây thiệt hại cho bên mua điện hoặc bên bán điện theo quy định của pháp luật;
+ Tuân thủ quy định về vận hành thị trường điện cạnh tranh, an toàn điện; cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động tham gia thị trường điện cạnh tranh theo yêu cầu của đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia, đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Điện lực 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(Điều 62 Luật Điện lực 2024)
Bán buôn điện là gì? Quyền và nghĩa vụ của đơn vị bán buôn điện hiện nay? (Hình từ Internet)
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện hiện nay?
Tại Điều 9 Luật Điện lực 2024 có quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện như sau:
- Hoạt động điện lực không có giấy phép theo quy định của Luật này.
- Trộm cắp điện.
- Trộm cắp phương tiện, trang thiết bị điện.
- Phá hoại phương tiện, trang thiết bị điện, công trình điện lực.
- Sử dụng phương tiện, thiết bị, chất gây cháy, nổ, ăn mòn và hành vi khác làm hư hỏng, gây sự cố công trình điện lực.
- Đóng điện, cắt điện trái quy định của pháp luật.
- Vi phạm quy định về bảo vệ công trình điện lực, an toàn điện và an toàn đập, hồ chứa thủy điện.
- Trồng cây, khoan, đào, đắp, xây dựng công trình, khai thác khoáng sản, neo đậu tàu, thuyền, xả nước thải, chất ăn mòn, thả điều, vật bay và các hoạt động khác vi phạm quy định của pháp luật về hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực.
- Sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật Điện lực 2024.
- Cung cấp thông tin không chính xác, thiếu minh bạch xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện.
- Cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền sửa chữa, cải tạo, khắc phục sự cố đối với công trình điện lực, kiểm tra, giám sát hoạt động điện lực và sử dụng điện.
- Sách nhiễu, gây phiền hà, thu lợi bất chính trong hoạt động điện lực và sử dụng điện.
Dự án, công trình điện lực khẩn cấp bao gồm những gì?
Tại Điều 14 Luật Điện lực 2024 có quy định về dự án, công trình điện lực khẩn cấp như sau:
- Dự án, công trình điện lực khẩn cấp bao gồm:
+ Dự án, công trình điện lực xây mới hoặc sửa chữa, cải tạo nhằm kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Dự án, công trình xây dựng nguồn điện và lưới điện đấu nối nhằm bù đắp lượng công suất nguồn điện thiếu hụt so với công suất theo quy hoạch phát triển điện lực: do chậm tiến độ của các dự án đầu tư xây dựng nguồn điện khác gây nguy cơ thiếu điện; do phụ tải khu vực, quốc gia tăng ngoài dự tính; do dừng dự án đầu tư xây dựng công trình nguồn điện khác;
+ Dự án, công trình xây dựng lưới điện có vai trò quan trọng trong việc truyền tải công suất nguồn điện giữa các khu vực để chống quá tải của lưới điện; theo yêu cầu cấp bách bảo đảm quốc phòng, an ninh hoặc yêu cầu cấp bách cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
- Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí xác định dự án, công trình điện lực khẩn cấp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 14 Luật Điện lực 2024 trên cơ sở bảo đảm kịp thời đáp ứng yêu cầu giải quyết các vấn đề bức thiết về bảo đảm an ninh cung cấp điện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
- Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn nhất cho mọi chức vụ năm 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?