Phiếu tái khám dùng được bao nhiêu lần?

Phiếu tái khám dùng được bao nhiêu lần? Mẫu phiếu tái khám mới nhất 2025? Người bệnh có nghĩa vụ gì khi khám chữa bệnh?

Phiếu tái khám dùng được bao nhiêu lần?

Tại Điều 11 Thông tư 01/2025/TT-BYT có quy định về thủ tục hẹn khám lại như sau:

Điều 11. Thủ tục hẹn khám lại
Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế hẹn khám lại trong trường hợp cần tiếp tục theo dõi tình trạng bệnh hoặc kiểm tra lại kết quả của đợt khám, điều trị đó theo yêu cầu chuyên môn theo thủ tục sau đây:
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ghi nội dung, lịch hẹn khám lại trong Phiếu hẹn khám lại (bản giấy hoặc bản điện tử) theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này hoặc ghi trong đơn thuốc, giấy ra viện (bản giấy hoặc bản điện tử) cho người bệnh (gọi chung là Phiếu hẹn khám lại).
2. Phiếu hẹn khám lại bản giấy có đóng dấu treo của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên góc trái, phía trên và chữ ký của bác sỹ điều trị. Phiếu hẹn khám lại bản điện tử có chữ ký số của bác sỹ điều trị. Mỗi Phiếu hẹn khám lại chỉ sử dụng 01 (một) lần.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ghi nội dung, lịch hẹn vào sổ lịch hẹn khám lại hoặc trên dữ liệu điện tử của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để theo dõi, đối chiếu khi cần thiết.
4. Người bệnh có trách nhiệm đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đúng thời gian ghi trên Phiếu hẹn khám lại. Trường hợp người bệnh không thể đến đúng thời gian hẹn thì cần liên hệ với bác sỹ điều trị hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để đặt lịch hẹn khác phù hợp.
5. Số lần hẹn khám lại được thực hiện theo yêu cầu chuyên môn sau mỗi lượt khám bệnh, chữa bệnh. Chỉ được hẹn khám lại một lần sau khi kết thúc một đợt điều trị.

Như vậy, 01 phiếu tái khám chỉ được sử dụng 01 lần. Chỉ được hẹn khám lại 01 lần sau khi kết thúc 01 đợt điều trị.

Phiếu tái khám dùng được bao nhiêu lần?

Phiếu tái khám dùng được bao nhiêu lần? (Hình từ Internet)

Mẫu phiếu tái khám mới nhất?

Tại Thông tư 01/2025/TT-BYT có quy định về mẫu phiếu tái khám như sau:

Tải mẫu phiếu tái khám tại đây.

Người bệnh có nghĩa vụ gì khi khám chữa bệnh?

Tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định về nghĩa vụ của người bệnh khi khám chữa bệnh như sau:

(1) Nghĩa vụ tôn trọng người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Điều 16 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023)

Tôn trọng người hành nghề; không được đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

(2) Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh (Điều 17 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023)

- Cung cấp trung thực và chịu trách nhiệm về thông tin liên quan đến nhân thân, tình trạng sức khỏe của mình, hợp tác đầy đủ với người hành nghề và người khác làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Chấp hành chỉ định về chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh của người hành nghề.

- Chấp hành và yêu cầu thân nhân, người đến thăm mình chấp hành nội quy của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

(2) Nghĩa vụ chấp hành các quy định trong khám bệnh, chữa bệnh (Điều 18 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023)

- Người bệnh tham gia bảo hiểm y tế có nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng và mức hưởng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

- Người bệnh không tham gia bảo hiểm y tế có nghĩa vụ chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.

Độ tuổi nào được ưu tiên khám chữa bệnh?

Tại khoản 2 Điều 3 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có quy định đối tượng ưu tiên khám chữa bệnh như sau:

Điều 3. Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh
[...]
2. Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp người bệnh trong tình trạng cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng phù hợp với đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
[...]

Như vậy, tuổi ưu tiên khám chữa bệnh là:

- Trẻ em dưới 06 tuổi;

- Người từ đủ 75 tuổi trở lên.

Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Ưu nhược điểm thuốc tránh thai hàng ngày, khẩn cấp và các biện pháp tránh thai theo hướng dẫn BYT?
Hỏi đáp Pháp luật
Não mô cầu là vi khuẩn gì? Bệnh viêm não mô cầu ở người lớn có nguy hiểm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phòng khám đa khoa có được tổ chức khám bệnh nghề nghiệp không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh áp dụng tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 từ ngày 22/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh áp dụng tại Bệnh viện Quân y 15 từ ngày 29/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh cúm mùa có nguy hiểm không? Bệnh cúm mùa xuất hiện khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dấu hiệu của bệnh cúm mùa? Biện pháp phòng chống bệnh cúm mùa?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh cúm A là gì? Bệnh cúm A thường sốt bao nhiêu độ? Cách phòng tránh bệnh cúm hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
GCP là gì trong y tế? Đoàn đánh giá GCP trong y tế sẽ do cơ quan nào thành lập?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh cúm mùa là gì? Bệnh cúm mùa ở Việt Nam do virus nào gây ra?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Lương Thị Tâm Như
84 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào