Đến 2030 có tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến?

Có phải mục tiêu đến 2030 có tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến?

Đến 2030 có tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến?

Ngày 22/12/2024, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW năm 2024 đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, một trong những mục tiêu đến năm 2030 là:

- Tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đạt mức tiên tiến ở nhiều lĩnh vực quan trọng, thuộc nhóm dẫn đầu trong các nước có thu nhập trung bình cao;

- Trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đạt mức trên trung bình của thế giới; một số lĩnh vực khoa học, công nghệ đạt trình độ quốc tế.

- Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á, nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo, trung tâm phát triển một số ngành, lĩnh vực công nghiệp công nghệ số mà Việt Nam có lợi thế.

- Tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến.

Và nhiều mục tiêu quan trọng khác...

Đến 2030 có tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến?

Đến 2030 có tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến? (Hình từ Internet)

Các giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hiện nay?

Tại Chỉ thị 01/CT-TTg năm 2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có đề ra một số giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ như sau:

- Xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong năm 2020.

- Xây dựng Kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam của từng ngành, từng địa phương theo giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030.

- Xác lập 01 đầu mối ở Trung ương và 01 đầu mối ở mỗi địa phương để thực hiện việc tổng hợp, điều phối, tổ chức hoạt động tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp công nghệ số.

- Xây dựng khung chính sách thử nghiệm có kiểm soát đối với các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới ứng dụng công nghệ số tại Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền ban hành trong giai đoạn 2020 - 2021.

- Xây dựng chính sách, giải pháp tạo lập thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp trong xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án về chính phủ điện tử, chuyển đổi số, đô thị thông minh, nông nghiệp thông minh,...

- Cải cách các quy định về Quỹ phát triển khóa học và công nghệ của doanh nghiệp để cho phép đầu tư vào hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, khởi nghiệp công nghệ đánh giá hiệu quả dựa trên tổng mức đầu tư theo chu kỳ 3 - 5 năm, hoàn thành trong năm 2021.

- Đơn giản hóa các thủ tục quản lý và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để tăng cường đầu tư cho ứng dụng và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

- Nghiên cứu, đề xuất thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam với nguồn vốn huy động từ xã hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong năm 2020.

- Định hướng, hỗ trợ tối thiểu 5 - 10 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam phát triển một số sản phẩm số trọng điểm quốc gia, trở thành trụ cột của hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, trước năm 2025.

- Phát triển tối thiểu 5 - 10 nền tảng công nghệ số dùng chung để thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy phát triển sản phẩm số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đưa vào sử dụng trước năm 2025.

- Định kỳ tổ chức Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

- Tuyên dương các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiêu biểu thực hiện tốt chiến lược “Make in Viet Nam” và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá thương mại, thúc đẩy tiêu dùng trong nước và hỗ trợ xuất khẩu cho các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Mục tiêu đến 2045 về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là gì?

Tại Tiểu mục 2 Mục 2 Nghị quyết 57-NQ/TW năm 2024 đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia có quy định về mục tiêu đến 2045 như sau:

Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát triển vững chắc, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Việt Nam có quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 50% GDP; là một trong các trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới;

Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Tỉ lệ doanh nghiệp công nghệ số tương đương các nước phát triển; tối thiểu có 10 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến. Thu hút thêm ít nhất 5 tổ chức, doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới đặt trụ sở, đầu tư nghiên cứu, sản xuất tại Việt Nam.

Công nghệ số
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Công nghệ số
Hỏi đáp Pháp luật
Đến 2030 có tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến?
Hỏi đáp Pháp luật
Ứng dụng công nghệ số trong quản lý vùng trồng, vùng nuôi, truy xuất nguồn gốc giai đoạn 2023-2030?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Công nghệ số
Huỳnh Minh Hân
10 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Công nghệ số

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công nghệ số

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào