Tên gọi của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện sau khi sắp xếp bộ máy?
Tên gọi của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh sau khi sắp xếp bộ máy?
Ngày 12/01/2025, Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Chính phủ ban hành Công văn 05/CV-BCĐTKNQ18 năm 2025 bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
Tại Tiểu mục 1 Mục 1 Công văn 05/CV-BCĐTKNQ18 năm 2025 quy định về tên gọi của các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện:
I. VỀ TÊN GỌI CỦA CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN
1. Đối với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1.1 Giữ nguyên tên Sở Tài chính sau khi hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính.
1.2. Giữ nguyên tên Sở Nội vụ sau khi hợp nhất Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ.
1.3. Giữ nguyên tên Sở Xây dựng sau khi hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng. Trường hợp thực hiện phương án sáp nhập Sở Quy hoạch - Kiến vào Sở Xây dựng thì giữ nguyên tên Sở Xây dựng.
1.4. Giữ nguyên tên Sở Khoa học và Công nghệ sau khi hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ.
1.5. Giữ nguyên tên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau khi tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Sở Thông tin và Truyền thông.
1.6. Thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ban Dân tộc tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Sở Nội vụ.
[...]
Như vậy, tên gọi của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh sau khi sắp xếp bộ máy như sau:
- Giữ nguyên tên Sở Tài chính sau khi hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính.
- Giữ nguyên tên Sở Nội vụ sau khi hợp nhất Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ.
- Giữ nguyên tên Sở Xây dựng sau khi hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng. Trường hợp thực hiện phương án sáp nhập Sở Quy hoạch - Kiến vào Sở Xây dựng thì giữ nguyên tên Sở Xây dựng.
- Giữ nguyên tên Sở Khoa học và Công nghệ sau khi hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ.
- Giữ nguyên tên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau khi tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Sở Thông tin và Truyền thông.
- Thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ban Dân tộc tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Sở Nội vụ.
- Các Sở, ngành khác tiếp tục giữ tên gọi như định hướng tại Công văn 24/CV-BCĐTKNQ18 năm 2024 của Ban Chỉ đạo của Chính phủ, cụ thể:
+ Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Ngoại vụ, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Sở Công Thương, Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh
+ Sở Du lịch
+ Sở Quy hoạch và Kiến trúc (đối với Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội), Sở An toàn thực phẩm (được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù).
Tên gọi của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện sau khi sắp xếp bộ máy? (Hình từ Internet)
Tên gọi của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện sau khi sắp xếp bộ máy?
Căn cứ Tiểu mục 2 Mục 1 Công văn 05/CV-BCĐTKNQ18 năm 2025 quy định về tên gọi của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện sau khi sắp xếp bộ máy như sau:
- Giữ nguyên tên Phòng Nội vụ sau khi hợp nhất Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Nội vụ.
- Thành lập Phòng Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Phòng Dân tộc tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Phòng Nội vụ.
- Các Phòng chuyên môn khác tiếp tục giữ tên gọi như định hướng tại Công văn 24/CV-BCĐTKNQ18 năm 2024 của Ban Chỉ đạo của Chính phủ, cụ thể:
+ Phòng Tư pháp
+ Phòng Tài chính - Kế hoạch
+ Thanh tra huyện
+ Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện; Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị
+ Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin; Phòng Nông nghiệp và Môi trường (hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường ở quận)
+ Phòng Y tế
+ Phòng Giáo dục và Đào tạo
Chức năng của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân?
Căn cứ Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 được sửa đổi bởi khoản 33 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 quy định cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân:
Điều 9. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên.
3. Việc tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân phải bảo đảm phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và điều kiện, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; bảo đảm tinh gọn, hợp lý, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực từ trung ương đến cơ sở; không trùng lặp với nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước cấp trên đặt tại địa bàn.
[...]
Như vậy, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân có chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?