Giỗ tổ nghề mộc là ngày mấy? Mục tiêu đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 là gì?

Giỗ tổ nghề mộc là ngày mấy? Mục tiêu đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 là gì?

Giỗ tổ nghề mộc là ngày mấy?

Trong văn hóa Việt Nam, giỗ tổ nghề mộc (hay một số địa phương còn gọi là Ngày cúng tổ ngành mộc, Giỗ tổ ngành Gỗ...) là một ngày để thợ mộc và những người làm nghề liên quan đến ngành gỗ bày tỏ lòng biết ơn đối với ông tổ nghề mộc, người được xem là đã truyền nghề và đặt nền móng cho nghề mộc phát triển.

Trên thực tế, ngày giỗ tổ nghề mộc thường được tổ chức vào ngày 20 tháng chạp (20/12) Âm lịch. Một số địa phương tổ chức vào ngày 13/6 Âm lịch.

Năm nay, ngày giỗ tổ nghề mộc 20 tháng chạp Âm lịch rơi vào Chủ nhật ngày 19/01/2025.

Giỗ tổ nghề mộc là ngày mấy? Mục tiêu đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 là gì?

Giỗ tổ nghề mộc là ngày mấy? Mục tiêu đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 là gì? (Hình từ Internet)

Mục tiêu đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 là gì?

Tại Điều 1 Quyết định 327/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về mục tiêu đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 như sau:

Mục tiêu chung

Đến năm 2030, ngành công nghiệp chế biến gỗ trở thành một ngành kinh tế quan trọng; xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm gỗ Việt Nam có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế; phấn đấu để Việt Nam nằm trong nhóm các nước hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Mục tiêu cụ thể

- Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ USD vào năm 2025, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 18,5 tỷ USD; 25 tỷ USD vào năm 2030, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt trên 20,4 tỷ USD.

- Giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD vào năm 2025, trên 6 tỷ USD vào năm 2030.

- Trên 80% cơ sở chế biến, bảo quản gỗ đạt trình độ và năng lực công nghệ sản xuất tiên tiến.

- 100% gỗ, sản phẩm gỗ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước được sử dụng từ nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp hiện nay là gì?

Tại Điều 4 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định về chính sách của nhà nước về lâm nghiệp như sau:

- Nhà nước có chính sách đầu tư và huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động lâm nghiệp gắn liền, đồng bộ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoạt động lâm nghiệp.

- Nhà nước tổ chức, hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sản xuất; giống cây trồng lâm nghiệp, phục hồi rừng, trồng rừng mới; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; thực hiện dịch vụ môi trường rừng; trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; kết cấu hạ tầng; quản lý rừng bền vững; chế biến và thương mại lâm sản; hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.

- Nhà nước khuyến khích sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; sản xuất lâm nghiệp hữu cơ; bảo hiểm rừng sản xuất là rừng trồng.

- Nhà nước bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắn với giao đất để sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; được hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng; được thực hành văn hóa, tín ngưỡng gắn với rừng theo quy định của Chính phủ.

Nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp hiện nay là gì?

Tại Điều 3 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định về nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp như sau:

- Rừng được quản lý bền vững về diện tích và chất lượng, bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp.

- Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng.

- Bảo đảm công khai, minh bạch, sự tham gia của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan trong hoạt động lâm nghiệp.

- Tuân thủ điều ước quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này hoặc văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
IOE cấp tỉnh bao nhiêu điểm thì đậu? IOE cấp tỉnh có bao nhiêu giải?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn vnedu vn đăng nhập xem điểm mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 1 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Xem lịch dương tháng 2 năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Link đăng nhập Cuộc thi Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án kỳ 2 Cuộc thi Tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh trang tracnghiem baoquangninh năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 31 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 31/1/2025 là mùng mấy tết?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án học và làm theo Bác bảng B Tuần 3 năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Tuần 3 Cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo Bác năm 2025 bảng A?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch thi IOE cấp tỉnh 2024 2025? Giải thưởng IOE cấp tỉnh 2024 2025 xét dựa vào tiêu chí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giỗ tổ nghề mộc là ngày mấy? Mục tiêu đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021-2030 là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Huỳnh Minh Hân
5 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào