Quy định mức phí bảo lãnh ngân hàng áp dụng từ 1/4/2025?
Quy định mức phí bảo lãnh ngân hàng áp dụng từ 1/4/2025?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 61/2024/TT-NHNN quy định mức phí bảo lãnh ngân hàng áp dụng từ 1/4/2025 cụ thể như sau:
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận mức phí bảo lãnh đối với khách hàng và các bên liên quan (nếu có) và phải niêm yết công khai mức phí bảo lãnh.
- Trường hợp thực hiện đồng bảo lãnh, các bên tham gia đồng bảo lãnh thỏa thuận mức phí bảo lãnh cho mỗi bên đồng bảo lãnh.
- Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh cho một nghĩa vụ liên đới thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận với từng khách hàng về mức phí phải trả trên cơ sở nghĩa vụ liên đới tương ứng của mỗi khách hàng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Trường hợp đồng tiền bảo lãnh là ngoại tệ, các bên thỏa thuận thu phí bảo lãnh bằng ngoại tệ hoặc quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bán của bên bảo lãnh tại thời điểm thu phí hoặc tại thời điểm thông báo thu phí.
- Các bên có thể thỏa thuận điều chỉnh mức phí bảo lãnh.
Quy định mức phí bảo lãnh ngân hàng áp dụng từ 1/4/2025? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng từ 01/04/2025 gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Thông tư 61/2024/TT-NHNN quy định hồ sơ đề nghị bảo lãnh như sau:
Điều 14. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh
1. Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm các tài liệu chủ yếu sau:
a) Đề nghị bảo lãnh;
b) Tài liệu về khách hàng; trong đó bao gồm thông tin về người có liên quan với khách hàng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng nếu tổng mức dư nợ cấp tín dụng của khách hàng đó tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả số tiền đang đề nghị cấp bảo lãnh) lớn hơn hoặc bằng 0,1% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại cuối ngày làm việc gần nhất thời điểm khách hàng đề nghị cấp bảo lãnh, trừ trường hợp khách hàng là tổ chức tín dụng ở nước ngoài. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có vốn tự có âm, tỷ lệ trên được áp dụng trên vốn điều lệ hoặc vốn được cấp (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài). Thông tin về người có liên quan gồm:
(i) Thông tin về người có liên quan là cá nhân, bao gồm: họ và tên, số định danh cá nhân đối với công dân Việt Nam; quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp đối với người nước ngoài; mối quan hệ với khách hàng;
(ii) Thông tin về người có liên quan là tổ chức, bao gồm: tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương, người đại diện theo pháp luật, mối quan hệ với khách hàng.
[....]
Như vậy, hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm các tài liệu chủ yếu sau:
- Đề nghị bảo lãnh;
- Tài liệu về khách hàng; trong đó bao gồm thông tin về người có liên quan với khách hàng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 nếu tổng mức dư nợ cấp tín dụng của khách hàng đó tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (bao gồm cả số tiền đang đề nghị cấp bảo lãnh) lớn hơn hoặc bằng 0,1% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại cuối ngày làm việc gần nhất thời điểm khách hàng đề nghị cấp bảo lãnh, trừ trường hợp khách hàng là tổ chức tín dụng ở nước ngoài.
Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có vốn tự có âm, tỷ lệ trên được áp dụng trên vốn điều lệ hoặc vốn được cấp (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài).
Thông tin về người có liên quan gồm:
+ Thông tin về người có liên quan là cá nhân, bao gồm: họ và tên, số định danh cá nhân đối với công dân Việt Nam; quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp đối với người nước ngoài; mối quan hệ với khách hàng;
+ Thông tin về người có liên quan là tổ chức, bao gồm: tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương, người đại diện theo pháp luật, mối quan hệ với khách hàng.
- Tài liệu về nghĩa vụ được bảo lãnh;
- Tài liệu về biện pháp bảo đảm (nếu có);
- Tài liệu về các bên liên quan khác (nếu có).
Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng khi nào?
Căn cứ Điều 21 Thông tư 61/2024/TT-NHNN quy định miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như sau:
- Trong trường hợp bên nhận bảo lãnh miễn thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh hoặc bên xác nhận bảo lãnh thì bên được bảo lãnh vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết đối với bên nhận bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc thực hiện nghĩa vụ liên đới theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp một hoặc một số thành viên đồng bảo lãnh được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình theo thỏa thuận của các bên liên quan thì các thành viên khác vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình theo cam kết bảo lãnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Cựu chiến binh nào được hưởng bảo hiểm y tế 100% chi phí khám chữa bệnh?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?