Tạp chất không mong muốn được phép bám dính trong phế liệu kim loại màu nhập khẩu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2024/BTNMT?
Tạp chất không mong muốn được phép bám dính trong phế liệu kim loại màu nhập khẩu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2024/BTNMT?
Căn cứ Tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2024/BTNMT quy định kỹ thuật:
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
[...]
2.4. Tạp chất không mong muốn được phép bám dính trong phế liệu kim loại màu nhập khẩu
2.4.1. Tạp chất bám dính như: lớp gỉ sét, bụi, đất, cát.
2.4.2. Các vật liệu còn sót lại sau khi sử dụng, còn bám dính vào kim loại màu như: dầu, mỡ, sơn, lớp mạ, vật liệu khác không phải là kim loại màu.
2.4.3. Tạp chất khác còn sót lại không phải là loại kim loại màu đăng ký nhập khẩu hoặc hợp kim của kim loại màu đó mà còn bám dính hoặc rời ra từ phế liệu kim loại màu nhập khẩu (trừ Mục 2.4.1 và Mục 2.4.2) đáp ứng yêu cầu tại Mục 2.3 Quy chuẩn này. Trong mỗi lô hàng phế liệu kim loại màu nhập khẩu, tổng khối lượng các loại tạp chất quy định tại Mục 2.4.3 này không vượt quá 2% khối lượng của lô hàng.
Theo đó, tạp chất không mong muốn được phép bám dính trong phế liệu kim loại màu nhập khẩu bao gồm:
[1] Tạp chất bám dính như: lớp gỉ sét, bụi, đất, cát.
[2] Các vật liệu còn sót lại sau khi sử dụng, còn bám dính vào kim loại màu như: dầu, mỡ, sơn, lớp mạ, vật liệu khác không phải là kim loại màu.
[3] Tạp chất khác còn sót lại không phải là loại kim loại màu đăng ký nhập khẩu hoặc hợp kim của kim loại màu đó mà còn bám dính hoặc rời ra từ phế liệu kim loại màu nhập khẩu đáp ứng yêu cầu.
Trong mỗi lô hàng phế liệu kim loại màu nhập khẩu, tổng khối lượng các loại tạp chất quy định tại [3] này không vượt quá 2% khối lượng của lô hàng.
Tạp chất không mong muốn được phép bám dính trong phế liệu kim loại màu nhập khẩu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2024/BTNMT? (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra, giám định đối với phế liệu nhập khẩu tại hiện trường phải bao gồm các công việc nào?
Căn cứ Tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2024/BTNMT quy định kiểm tra, giám định đối với phế liệu nhập khẩu:
3.1. Kiểm tra, giám định đối với phế liệu nhập khẩu
Việc kiểm tra, giám định đối với lô hàng phế liệu kim loại màu nhập khẩu được thực hiện thông qua kiểm tra, giám định tại hiện trường (kiểm tra bằng mắt thường và thiết bị kiểm tra nhanh về phóng xạ) hoặc kiểm tra, lấy mẫu phân tích. Tổ chức giám định được chỉ định theo quy định của pháp luật, tổ chức giám định nước ngoài được thừa nhận theo quy định của pháp luật kiểm tra, giám định phế liệu kim loại màu nhập khẩu theo quy định tại Mục 3.1.1 và Mục 3.1.2 Quy chuẩn này. Kết quả kiểm tra phải được lập thành Biên bản theo mẫu tại Phụ lục 2 Quy chuẩn này.
3.1.1. Kiểm tra, giám định tại hiện trường:
a) Hoạt động kiểm tra, giám định tại hiện trường được thực hiện bằng mắt thường đối với lô hàng phế liệu kim loại màu nhập khẩu với tỷ lệ kiểm tra ngẫu nhiên theo mức độ quản lý rủi ro theo quy định của pháp luật; ước tính tỷ lệ tạp chất và kết hợp với kiểm tra nhanh về phóng xạ đối với lô hàng phế liệu kim loại màu nhập khẩu.
b) Việc kiểm tra, giám định tại hiện trường phải bao gồm các công việc sau:
- Kiểm tra tổng quát lô hàng: chủng loại, khối lượng phế liệu, chất lượng phế liệu nhập khẩu;
- Chụp ảnh các vị trí kiểm tra;
[...]
Theo đó, việc kiểm tra, giám định đối với phế liệu nhập khẩu tại hiện trường phải bao gồm các công việc sau:
- Kiểm tra tổng quát lô hàng: chủng loại, khối lượng phế liệu, chất lượng phế liệu nhập khẩu
- Chụp ảnh các vị trí kiểm tra
- Kiểm tra về phóng xạ tại hiện trường được thực hiện bằng thiết bị đo nhanh. Trường hợp kết quả đo nhanh không phát hiện phóng xạ vượt ngưỡng quy định thì không thực hiện việc lấy mẫu. Đối với phế liệu nhập khẩu đã được Cơ quan Hải quan kiểm tra qua cổng phát hiện phóng xạ tại cửa khẩu thì không thực hiện đo nhanh tại hiện trường
- Kiểm tra tạp chất đi kèm: xác định loại tạp chất đi kèm, ước lượng tỷ lệ phần trăm (%) khối lượng tạp chất đi kèm.
Tạp chất không được lẫn trong phế liệu kim loại màu nhập khẩu?
Căn cứ Tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2024/BTNMT quy định tạp chất không được lẫn trong phế liệu kim loại màu nhập khẩu bao gồm:
- Hoá chất, chất dễ cháy, chất dễ nổ, chất thải y tế nguy hại.
- Vũ khí, bom, mìn, đạn, bình kín, bình ga mà chưa được tháo mở, cắt phá hoặc tháo dỡ tại quốc gia hoặc lãnh thổ xuất khẩu để loại bỏ nguy cơ về an toàn cháy, nổ và bảo vệ môi trường.
- Vật liệu chứa hoặc nhiễm chất phóng xạ có mức nồng độ hoạt độ phóng xạ vượt quá mức quy định.
- Tạp chất là chất thải nguy hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quy chuẩn Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?