Ai là nữ tướng huyền thoại của đội quân tóc dài trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?

Ai là nữ tướng huyền thoại của đội quân tóc dài trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước? Chiến dịch nào đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ tại Việt Nam?

Ai là nữ tướng huyền thoại của đội quân tóc dài trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?

Căn cứ Mục 6 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 479/QĐ-UBND năm 2024 tỉnh Bến Tre như sau:

VI

Huyện Giồng Trôm (07): 05 tượng, 02 tượng đài





1

Tượng Nguyễn Ngọc Thăng

Trường THPT Nguyễn Ngọc Thăng, xã Phước Long

Bê tông

Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng là võ tướng triều Nguyễn, lãnh đạo khởi nghĩa chống Pháp cuối thế kỷ 19

Công trình thiếu tính mỹ thuật, thiếu cân đối

2

Tượng Phan Văn Trị

Đền thờ Phan Văn Trị, xã Thạnh Phú Đông

Đồng

Danh sĩ, nhà thơ yêu nước ở Nam Bộ vào cuối thế kỷ 19

Còn tốt

3

Tượng Nguyễn Thị Định

Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định, xã Lương Hòa

Đồng

Nữ tướng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam

Còn tốt

Theo đó, Nguyễn Thị Định là nữ tướng huyền thoại của đội quân tóc dài trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Nữ tướng Nguyễn Thị Định sinh ngày 15/3/1920, là con út trong 10 anh em tại một gia đình nông dân ở xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Lớn lên, cô út Định trở thành một thiếu nữ xinh đẹp, được gia đình nhắm gả cho một nơi giàu có. Nhưng được giác ngộ cách mạng từ năm 16 tuổi, bà quyết chọn ông Bích - một trong số các đồng chí cùng hoạt động với anh mình.

Họ sống bên nhau những ngày hạnh phúc ngắn ngủi trước khi ông Bích đi hoạt động. Sau đó những tháng ngày giông tố ập đến. Khi sinh con được 3 ngày, Út Định nhận tin chồng Mình bị kết án 5 năm tù và 5 năm đày biệt xứ. Đến ngày 19/7/1940, bà và đứa con trai 7 tháng tuổi bị mật thám vây bắt. Chúng đưa hai mẹ con bà về Khám Lá Bến Tre và buộc cô gửi con về nhà trước khi đi đày đến Bà Rá. Tại đây, bà nhận tin ông Bích đã hy sinh ngoài Côn Đảo.

Đau đớn tột cùng, bà vẫn nhớ lời chồng dặn “dấn thân vào con đường cách mạng là phải chịu tù đày, cái chết”, nhớ các đồng chí bị tù tội, hy sinh. Điều đó làm bà có nghị lực để đứng vững cho đến khi ra tù. Năm 1944, Nguyễn Thị Định bắt liên lạc với phong trào Việt Minh và lại lao vào hoạt động cách mạng. Trong cách mạng tháng Tám, người góa phụ 25 tuổi đã cầm cờ dẫn đầu hàng ngàn quần chúng chiếm thị xã Bến Tre.

Sau cách mạng, Nguyễn Thị Định được bầu vào Tỉnh Ủy Bến Tre. Từ đó, bà cùng các cán bộ lãnh đạo ở địa phương tổ chức cuộc kháng chiến của nhân dân Bến Tre. Sau khi Hiệp định Genève được ký kết Năm 1954, bà quyết định ở lại miền Nam chiến đấu.

Đầu năm 1960, bà một trong những người lãnh đạo Đồng khởi Bến Tre và là người chỉ đạo trực tiếp cuộc Đồng khởi đợt I (17/1/1960) với nòng cốt là các chị em phụ nữ. Cuộc đồng khởi thắng lợi, mở đầu cho phong trào Đồng khởi trong tỉnh và toàn miền Nam sau này.

Tên tuổi Nguyễn Thị Định, mà đồng đội và nhân dân thượng gọi là chị Ba Định, gắn liền với cuộc đồng khởi như sóng triều vang dậy, lan khắp miền Nam. Sau này, Bác Hồ gọi đội quân của Nguyễn Thị Định là “đội quân tóc dài”.

Trong những năm sau đó, chị Ba Định được giao những trọng trách mới. Và bà đã khẳng định tài năng của mình trong vai trò nữ tướng. Bà đã chỉ huy các đơn vị văn công, tuyên huấn, du kích các cơ quan, đoàn thể tham gia đánh địch, đẩy trận càn Giônxơn City - trận càn lớn nhất của Mỹ ngụy vào tháng 2/1967.

Ai là nữ tướng huyền thoại của đội quân tóc dài trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?

Ai là nữ tướng huyền thoại của đội quân tóc dài trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước? (Hình từ Internet)

Chiến dịch nào đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ tại Việt Nam?

Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 2 Đề cương tuyên truyền 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Hướng dẫn 161-HD/BTGTW năm 2024 quy định như sau:

II. THÀNH TỰU 55 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC
1. Giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, quân và dân ta đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; chấm dứt ách thống trị tàn bạo hơn một thế kỷ của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên đất nước ta; hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước; bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta, mở ra thời kỳ mới - thời kỳ độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
Thực hiện Di chúc, Đảng đã tập trung sức lực và trí tuệ lãnh đạo Nhân dân ta tiến hành công cuộc cách mạng đưa cả nước đi theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn. Mặc dù tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, vừa phải thường xuyên đối phó với những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, phản động, vừa phải xây dựng cuộc sống mới từ một nền kinh tế lạc hậu, bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, vừa phải làm nghĩa vụ quốc tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân ta đã phấn đấu gian khổ và thu được những kết quả hết sức quan trọng, khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh; tiến hành thắng lợi cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc.

Như vậy, Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, và đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ tại Việt Nam.

Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954 -1975) của Đảng như thế nào?

Theo tiểu mục 2 Mục 2 Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 - 03/2/2025) ban hành kèm theo Hướng dẫn 175-HD/BTGTW năm 2024, giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1954 -1975) của Đảng như sau:

- Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Nhân dân ta bắt tay vào xây dựng, khôi phục kinh tế - văn hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội; ở miền Nam, đế quốc Mỹ phá hoại Hiệp định Giơnevơ, hất chân thực dân Pháp, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng. Nhiệm vụ của Đảng ta trong giai đoạn này hết sức nặng nề, đó là phải lãnh đạo cách mạng Việt Nam tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược gồm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

- Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân nêu cao quyết tâm đánh Mỹ, thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân bằng tầm cao khoa học và nghệ thuật. Với một đế quốc hùng mạnh bậc nhất thế giới, Đảng ta chủ trương đánh lâu dài; kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang và hoạt động binh vận; kết hợp tiến công và nổi dậy, tiến hành đấu tranh trên cả ba vùng (đồng bằng, thành thị và miền núi); kết hợp mặt trận quân sự, chính trị với mặt trận ngoại giao; phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và sức mạnh thời đại. Bằng đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt và tinh thần đấu tranh anh dũng kiên cường, bất khuất, bất chấp mọi gian khổ hy sinh của Nhân dân ta, cùng với sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, Đảng đã lãnh đạo Nhân dân ta lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh tàn bạo của đế quốc Mỹ, giành nhiều thắng lợi vẻ vang mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đây là một trong những trang chói lọi nhất của lịch sử dân tộc, là một sự kiện có tầm quốc tế và có tính thời đại sâu sắc.

- Song song với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng đã lãnh đạo Nhân dân miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục kinh tế - xã hội, tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và đưa miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Sau 21 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc đã giành được những thành tựu quan trọng, chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật ban đầu cho chủ nghĩa xã hội; vừa sản xuất, vừa chiến đấu và chi viện sức người, sức của, hoàn thành vai trò hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Tạ Thị Thanh Thảo
0 lượt xem
Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là nữ tướng huyền thoại của đội quân tóc dài trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Lời chúc Tết 2025 cho khách hàng, đối tác ý nghĩa hay nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 23 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 23 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
12 con giáp Việt Nam theo thứ tự? Tháng 2 2025 có những ngày lễ sự kiện gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Rằm tháng Giêng 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Thần Tài là ngày nào 2025? 1 năm có bao nhiêu ngày vía Thần Tài?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 3 tháng 2 năm 2025 là ngày lễ gì? Ngày 3/2/2025 mùng mấy Tết?
Hỏi đáp Pháp luật
Mùng 2 tết mẹ - Lời chúc Tết mùng 2 2025 ý nghĩa dành tặng cho mẹ?
Hỏi đáp Pháp luật
Lễ hội Hoa Ban 2025 diễn ra ngày nào? Ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tìm hiểu Pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào