Đã có Quyết định 02/2025/QĐ-TTg cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
Đã có Quyết định 02/2025/QĐ-TTg cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam?
Ngày 6/1/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 02/2025/QĐ-TTg về cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Theo đó, Quyết định 02/2025/QĐ-TTg quy định về cơ chế xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ vay mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Phát triển) chịu rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Phát triển, gồm:
- Khoản nợ vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
- Khoản nợ vay bắt buộc bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại.
- Khoản nợ vay khác của Ngân hàng Phát triển chịu rủi ro tín dụng.
Đồng thời, Quyết định 02/2025/QĐ-TTg áp dụng với những đối tượng như sau:
- Ngân hàng Phát triển.
- Khách hàng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Phát triển thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Quyết định 02/2025/QĐ-TTg
- Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Đã có Quyết định 02/2025/QĐ-TTg cơ chế xử lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền quyết định xử lý rủi ro tín dụng từ 1/3/2025?
Căn cứ Điều 5 Quyết định 02/2025/QĐ-TTg quy định như sau:
Điều 5. Thẩm quyền quyết định xử lý rủi ro tín dụng
Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển xem xét, quyết định các nội dung sau:
1. Phê duyệt báo cáo tổng hợp toàn hệ thống về kết quả thu hồi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, trong đó báo cáo rõ kết quả thu hồi nợ tử xử lý tài sản bảo đảm và xác định rõ cơ sở của việc phê duyệt.
2. Phê duyệt việc phân loại nợ đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.
3. Phê duyệt các biện pháp thu hồi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống, bao gồm cả việc xử lý tài sản bảo đảm.
4. Việc sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để chuyển theo dõi ngoại bảng đối với khoản nợ.
5. Xuất toán khoản nợ ra khỏi ngoại bằng và bán khoản nợ được định giá thấp hơn số dư nợ gốc còn lại chưa thu hồi được của khoản nợ theo quy định tại Quyết định này.
6. Bán khoản nợ đang hạch toán nội bảng hoặc ngoại bảng với giá bán bằng hoặc cao hơn số dư nợ gốc còn lại chưa thu hồi được của khoản nợ và bán các khoản nợ đã xuất toán ra khỏi ngoại bảng.
7. Xuất toán nợ lãi không thu hồi được ra khỏi ngoại bảng đối với các khoản nợ vay không còn nợ gốc thuộc các trường hợp khách hàng là tổ chức đã phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật và sau khi thanh lý, xử lý toàn bộ tài sản hoặc khách hàng là cá nhân được xác định chết hoặc mất tích theo quy định pháp luật và đã xử lý xong di sản, nghĩa vụ của người này theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Hội đồng quản trị Ngân hàng Phát triển xem xét, quyết định các nội dung sau:
- Phê duyệt báo cáo tổng hợp toàn hệ thống về kết quả thu hồi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, trong đó báo cáo rõ kết quả thu hồi nợ tử xử lý tài sản bảo đảm và xác định rõ cơ sở của việc phê duyệt.
- Phê duyệt việc phân loại nợ đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng.
- Phê duyệt các biện pháp thu hồi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống, bao gồm cả việc xử lý tài sản bảo đảm.
- Việc sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để chuyển theo dõi ngoại bảng đối với khoản nợ.
- Xuất toán khoản nợ ra khỏi ngoại bằng và bán khoản nợ được định giá thấp hơn số dư nợ gốc còn lại chưa thu hồi được của khoản nợ theo quy định tại Quyết định này.
- Bán khoản nợ đang hạch toán nội bảng hoặc ngoại bảng với giá bán bằng hoặc cao hơn số dư nợ gốc còn lại chưa thu hồi được của khoản nợ và bán các khoản nợ đã xuất toán ra khỏi ngoại bảng.
- Xuất toán nợ lãi không thu hồi được ra khỏi ngoại bảng đối với các khoản nợ vay không còn nợ gốc thuộc các trường hợp khách hàng là tổ chức đã phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật và sau khi thanh lý, xử lý toàn bộ tài sản hoặc khách hàng là cá nhân được xác định chết hoặc mất tích theo quy định pháp luật và đã xử lý xong di sản, nghĩa vụ của người này theo quy định của pháp luật.
Quyết định 02/2025/QĐ-TTg có hiệu lực khi nào?
Căn cứ Điều 18 Quyết định 02/2025/QĐ-TTg có quy định cụ thể như sau:
Điều 18. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 03 năm 2025.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Quyết định 02/2025/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ 1/3/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?