Trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước trong thời gian thực hiện nhiệm vụ?

Trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước trong thời gian thực hiện nhiệm vụ? Hoạt động thanh tra của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo chế độ gì?

Trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước trong thời gian thực hiện nhiệm vụ?

Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định tại Điều 22 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1962/QĐ-KTNN năm 2024, cụ thể như sau:

Điều 22. Chế độ ăn ở, đi lại
1. Việc ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra thực hiện theo chế độ quy định của Nhà nước và của KTNN.
2. Trưởng Đoàn thanh tra chịu trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc và sinh hoạt của Đoàn trong thời gian thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
3. Văn phòng KTNN bảo đảm kinh phí, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước để Đoàn thanh tra hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Theo đó, trưởng Đoàn thanh tra chịu trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc và sinh hoạt của Đoàn trong thời gian thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

Lưu ý:

- Việc ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra thực hiện theo chế độ quy định của Nhà nước và của KTNN.

- Văn phòng KTNN bảo đảm kinh phí, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác theo quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước để Đoàn thanh tra hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước trong thời gian thực hiện nhiệm vụ?

Trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước trong thời gian thực hiện nhiệm vụ? (Hình từ Internet)

Hoạt động thanh tra của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo chế độ gì?

Bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động thanh tra được quy định tại Điều 18 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1962/QĐ-KTNN năm 2024, cụ thể như sau:

Điều 18. Bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động thanh tra
1. Hoạt động thanh tra thực hiện theo chế độ thủ trưởng. Thành viên Đoàn thanh tra phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của Trưởng Đoàn thanh tra. Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra.
2. Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có quyền bảo lưu ý kiến về kết quả thanh tra của mình.

Theo đó, hoạt động thanh tra thực hiện theo chế độ thủ trưởng. Thành viên Đoàn thanh tra phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của Trưởng Đoàn thanh tra.

Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra phải chấp hành quyết định, chỉ đạo của người ra quyết định thanh tra.

Lưu ý:

Thành phần Đoàn thanh tra được quy định tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1962/QĐ-KTNN năm 2024, cụ thể như sau:

- Đoàn thanh tra có Trưởng Đoàn thanh tra và các thành viên Đoàn thanh tra.

- Trường hợp cần thiết, Đoàn thanh tra có Phó Trưởng đoàn thanh tra để giúp Trưởng Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ được giao, phụ trách một số hoạt động của Đoàn thanh tra khi được Trưởng Đoàn thanh tra giao

Nguyên tắc hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước?

Nguyên tắc hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1962/QĐ-KTNN năm 2024, cụ thể như sau:

- Tuân thủ quy định của pháp luật và quy định của KTNN, dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, chính xác.

- Không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

- Không trùng lặp về phạm vi, thời gian giữa Đoàn thanh tra với cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm soát khác; không trùng lặp trong việc thực hiện quyền khi tiến hành thanh tra.

- Bảo đảm tính độc lập, thực hiện đầy đủ, chấp hành nghiêm quy chế làm việc, quy định, quy trình thanh tra; xây dựng, thực hiện văn hoá liêm chính, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ.

Lưu ý:

Các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra được quy định tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1962/QĐ-KTNN năm 2024, cụ thể như sau:

- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được tham gia Đoàn thanh tra:

+ Người có quan hệ gia đình với đối tượng thanh tra hoặc cùng là thành viên Đoàn thanh tra;

+ Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Người bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật, xóa án tích.

- Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ thanh tra có trách nhiệm kiểm tra, rà soát để phát hiện các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra trước khi trình người ra quyết định thanh tra.

+ Người được dự kiến là Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1962/QĐ-KTNN năm 2024 phải tự giác báo cáo với lãnh đạo cơ quan, đơn vị và xin không làm thành viên đoàn trước khi quyết định thanh tra được ban hành.

- Trong quá trình tiến hành thanh tra, nếu phát hiện có người thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1962/QĐ-KTNN năm 2024 thì người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định việc thay đổi Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra.

+ Trong quá trình thanh tra, nếu nhận thấy mình thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1962/QĐ-KTNN năm 2024 thì Trưởng Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra phải báo cáo người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.

Kiểm toán Nhà nước
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kiểm toán Nhà nước
Hỏi đáp Pháp luật
Trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước trong thời gian thực hiện nhiệm vụ?
Hỏi đáp Pháp luật
Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước giải thể khi nào? Nguyên tắc hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức được cử đi đào tạo ở nước ngoài cần phải có thời gian công tác tại Kiểm toán nhà nước ít nhất bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Kiểm toán nhà nước? Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị Kiểm toán nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Cuộc họp Hội đồng Thi đua Khen thưởng Kiểm toán Nhà nước để bình xét thi đua khen thưởng khi kết thúc năm công tác được tổ chức khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm toán nhà nước ban hành Kế hoạch kiểm toán năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào tổ chức họp trực tuyến sử dụng hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của Kiểm toán nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về thay đổi Trưởng Đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra kiểm toán nhà nước như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
03 trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền thưởng đối với Danh hiệu Cờ thi đua Kiểm toán nhà nước dành cho tập thể là bao nhiêu theo Quyết định 1917?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kiểm toán Nhà nước
0 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kiểm toán Nhà nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm toán Nhà nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào