Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?
Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh?
Hoa Mai vàng là một loài hoa phổ biến ở Việt Nam vào dịp Tết Nguyên Đán và được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là ở miền Nam nước ta.
Thông thường, hoa Mai vàng sẽ nở cận dịp tết nguyên đán, khi nở thường sẽ có 5 cánh nhỏ và mỏng nhưng cũng có bông đặc biệt lên tới 9 – 10 cánh. Hoa mai thường nở trong 3 ngày sẽ tàn.
Tùy vào từng loại hoa Mai vàng cũng như cách chăm sóc mà sẽ có số cánh khác nhau.
Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì? (Hình từ Internet)
Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?
Tại Tiểu mục 2 Mục 1 Kế hoạch 85/KH-UBND năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế có đề cập đến mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 như sau:
Đến năm 2025
- Xây dựng được ít nhất 03 rừng mai có quy mô (diện tích, số lượng, địa điểm tổ chức sự kiện, du lịch, thưởng ngoạn, ...) phục vụ tham quan, du lịch, thưởng ngoạn của người dân và du khách khi đến Huế.
- 100% huyện, thị xã và thành phố Huế xây dựng các tuyến đường, vườn mai có quy mô phù hợp phục vụ du lịch là điểm đến đặc sắc của địa phương.
- 100% cơ quan, công sở trên địa bàn tỉnh đảm bảo mỹ quan công sở, trong đó chú trọng đến việc bố trí trồng ít nhất 02 cây Mai vàng trong khuôn viên (đối với những đơn vị có điều kiện phù hợp).
- Phấn đấu vận động, khuyến khích 100% các tổ chức, doanh nghiệp, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh trồng Mai vàng trước địa điểm ra vào đơn vị; quy hoạch các khu vực, vườn mai phù hợp trong khuôn viên các đơn vị.
- Xây dựng, tổ chức Lễ hội Mai vàng xứ Huế thành một Lễ hội thường niên, truyền thống nhằm thu hút khách du lịch, quảng bá xứ sở Mai vàng của Việt Nam.
- Xây dựng sản phẩm Mai vàng Huế thành sản phẩm chủ lực của tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Xây dựng được bộ chỉ thị phân tử đặc trưng để nhận dạng giống Mai vàng Huế; quy trình nhân giống giống Mai vàng Huế.
- Hình thành các điểm sản xuất giống đáp ứng nhu cầu trồng mai ở địa phương hướng đến thương mại hóa sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước.
- Đăng ký bảo hộ thành công chỉ dẫn địa lý Mai vàng Huế lại Việt Nam. Xây dựng các thiết chế quản lý, phát triển chỉ dẫn địa lý, tạo các căn cứ, tiền đề cho công tác quản lý và thương mại sản phẩm.
Đến năm 2030
- Xây dựng được ít nhất 06 rừng mai có quy mô (diện tích, số lượng, địa điểm tổ chức sự kiện, du lịch, thưởng ngoạn, ...) là địa điểm để tổ chức các sự kiện, nơi tham quan, du lịch, thưởng ngoạn của người dân và du khách đến Huế.
- 100% huyện, thị xã và thành phố Huế xây dựng được các tuyến đường, địa điểm di tích lịch sử, cảnh quan địa phương đều trồng mai; mỗi địa phương có ít nhất 02 làng mai.
- Lễ hội Mai vàng Huế trở thành một Lễ hội truyền thống có quy mô của một lễ hội mang tầm quốc gia.
- Xây dựng, khai thác các tour - tuyến du lịch Mai vàng Huế phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế.
Tầm nhìn đến năm 2040
Thừa Thiên Huế sẽ là xứ sở Mai vàng của Việt Nam (như thương hiệu xứ sở hoa Anh Đào của Nhật Bản, hoa Tuylip của Hà Lan).
Lưu ý: Từ ngày 01/01/2025 sẽ chính thức thành lập thành phố Huế là thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 4.947,11 km2 và quy mô dân số là 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên Huế (theo Nghị quyết 175/2024/QH15)
Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học hiện nay là gì?
Tại Điều 4 Luật Đa dạng sinh học 2008 có quy định về nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học hiện nay như sau:
- Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân.
- Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học; giữa bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học với việc xóa đói, giảm nghèo.
- Bảo tồn tại chỗ là chính, kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ.
- Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng đa dạng sinh học phải chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan; bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân.
- Bảo đảm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?