Xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông bị phạt bao nhiêu năm 2025?
Xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông bị phạt bao nhiêu năm 2025?
Căn cứ điểm b khoản 9; điểm b khoản 10; điểm b, điểm d khoản 16 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
Điều 6. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
9. Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[...]
b) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
[...]
10. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[...]
b) Vi phạm quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông: điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1; điểm c khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm n, điểm o, điểm p, khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d khoản 4; điểm c, điểm d, điểm e, điểm h, điểm n, điểm o, điểm q khoản 5; điểm b khoản 7; điểm b, điểm c, điểm d khoản 9 Điều này.
[...]
16. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
[...]
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b, điểm c, điểm d khoản 9 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm;
[...]
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 9, khoản 10, điểm đ khoản 11 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.
Theo đó, người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông thì bị phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và bị trừ 04 điểm giấy phép lái xe.
Trường hợp, người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông mà gây tai nạn giao thông thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng và bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe.
Xe ô tô không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông bị phạt bao nhiêu năm 2025? (Hình từ Internet)
Báo hiệu đường bộ gồm những gì?
Căn cứ Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định chấp hành báo hiệu đường bộ:
Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Báo hiệu đường bộ bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; đèn tín hiệu giao thông; biển báo hiệu đường bộ; vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H; thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
2. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
a) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
b) Tín hiệu đèn giao thông;
c) Biển báo hiệu đường bộ;
d) Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;
đ) Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang,
cột Km, cọc H;
e) Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
[...]
Theo đó, báo hiệu đường bộ bao gồm:
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
- Đèn tín hiệu giao thông
- Biển báo hiệu đường bộ
- Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường
- Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H
- Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ
Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành thế nào khi đèn tín hiệu màu vàng?
Căn cứ khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định chấp hành báo hiệu đường bộ:
Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
[...]
4. Tín hiệu đèn giao thông có 03 màu, gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành như sau:
a) Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;
b) Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác;
c) Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.
[...]
Theo đó, khi đèn tín hiệu màu vàng thì người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại trước vạch dừng.
Trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp
Trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?
- Học thêm trong nhà trường để bồi dưỡng học sinh giỏi có đóng tiền hay không?