Cách gửi phản ánh vi phạm giao thông tới cảnh sát qua VNeTraffic, Zalo, đường dây nóng 2025?
Cách gửi phản ánh vi phạm giao thông tới cảnh sát qua VNeTraffic, Zalo, đường dây nóng 2025?
Để gửi thông tin, hình ảnh, clip... phản ánh vi phạm giao thông, người dân có thể sử dụng ứng dụng VNeTraffic, iHanoi hoặc trang Zalo, đường dây nóng của Phòng CSGT Công an các địa phương.
Cách gửi phản ánh vi phạm giao thông tới cảnh sát qua ứng dụng VNeTraffic, Zalo, đường dây nóng 2025 chi tiết như sau:
(1) Cách gửi phản ánh vi phạm giao thông tới cảnh sát qua ứng dụng VNeTraffic
- Bước 1: Tại màn hình "Trang chủ", nhấn vào mục "Tạo phản ánh" (1) (hoặc nhấn nút "+" (2))
- Bước 2: Tại màn hình tạo phản ánh, nhập các thông tin liên quan đến phản ánh, sau đó nhấn nút "Gửi phản ánh" để hoàn tất.
Lưu ý: Những thông tin có hiển thị dấu "*" là bắt buộc nhập.
(2) Cách gửi phản ánh vi phạm giao thông tới cảnh sát qua Zalo, đường dây nóng
Trên Cổng thông tin điện tử Cục CSGT có đăng tải công khai số điện thoại của Cục và Công an 63 tỉnh/thành phố, người dân có thể thông tin, phản ánh trực tiếp qua các số điện thoại này.
Ngoài ra, Cục CSGT cũng có tổng đài 19008099 để tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về tình hình trật tự an toàn giao thông trên các tuyến cao tốc. Người dân có thể phản ánh tình hình trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông hoặc cần hỗ trợ để xử lý các sự cố phát sinh khi lưu thông trên các tuyến cao tốc.
* Trên đây là Cách gửi phản ánh vi phạm giao thông tới cảnh sát qua VNeTraffic, Zalo, đường dây nóng 2025?
Cách gửi phản ánh vi phạm giao thông tới cảnh sát qua VNeTraffic, Zalo, đường dây nóng 2025? (Hình từ Internet)
Cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm giao thông được chi tối đa bao nhiêu tiền từ 2025?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 176/2024/NĐ-CP quy định về mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin như sau:
Điều 7. Mức chi
Mức chi cho nội dung chi quy định tại Điều 5, Điều 6 Nghị định này như sau:
1. Mức chi bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban đêm không quá 200.000 đồng/người/ca (01 ca từ đủ 04 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22h00 đêm hôm trước đến 6h00 sáng hôm sau), ½ ca (02 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.
2. Mức chi bồi dưỡng làm thêm giờ cho cán bộ, công chức, viên chức và các lực lượng khác tại địa phương trực tiếp tham gia công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban ngày không quá 100.000 đồng/người/ca, tối đa 10 ca/tháng; đối với ca đêm không quá 200.000 đồng/người/ca (01 ca từ đủ 04 giờ trở lên, thời gian làm đêm từ 22h00 đêm hôm trước đến 6h00 sáng hôm sau), ½ ca (02 giờ) mức chi không quá 100.000 đồng/người, tối đa 10 ca/tháng.
3. Mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông của 01 vụ, việc không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5.000.000 đồng/01 vụ, việc.
4. Mức chi cho các nội dung chi khác thực hiện theo quy định pháp luật.
Như vậy, từ 01/01/2025, mức chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông của 01 vụ, việc không quá 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tối đa 5.000.000 đồng/01 vụ, việc.
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của mỗi cá nhân đúng không?
Căn cứ Điều 3 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024 quy định nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:
Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
3. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
5. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
6. Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
7. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mà còn là trách nhiệm của các cơ quan và tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vi phạm giao thông có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Tài xế chạy 1 ngày bao nhiêu tiếng? Lái xe ô tô liên tục 4 tiếng phải dừng nghỉ bao lâu để không bị phạt?