Học Viện Tư pháp tuyển sinh lớp đào tạo chung nghề thừa phát lại và nghiệp vụ thi hành án khóa 2 năm 2025 tại TP Hà Nội và TP HCM?
Học Viện Tư pháp tuyển sinh lớp đào tạo chung nghề thừa phát lại và nghiệp vụ thi hành án khóa 2 năm 2025 tại TP Hà Nội và TP HCM?
Ngày 27/12/2024, Học Viện Tư Pháp đã có Thông báo 2382/TB-HVTP năm 2024 tuyển sinh lớp đào tạo chung nghiệp vụ nghề thừa phát lại và nghiệp vụ thi hành án khóa 2 năm 2025 tại TP Hà Nội và TP HCM. Nội dung như sau:
- Đối tượng tuyển sinh: Người có trình độ cử nhân luật trở lên
- Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển.
- Thời gian đào tạo: 09 tháng.
- Địa điểm đào tạo:
+ Tại TP Hà Nội: Học viện Tư Pháp, phố Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
+ Tại TP Hồ Chí Minh: Cơ sở tại TP Hồ Chí Minh - Số 821 Kha Vạn Cân, phường Linh Tây, thành phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
- Hạn nộp hồ sơ: Ngày 30/5/2025
Xem thêm Thông báo 2382/TB-HVTP năm 2024 tuyển sinh lớp đào tạo chung nghiệp vụ nghề thừa phát lại và nghiệp vụ thi hành án khóa 2 năm 2025 tại TP Hà Nội và TP HCM:
Học Viện Tư pháp tuyển sinh lớp đào tạo chung nghề thừa phát lại và nghiệp vụ thi hành án khóa 2 năm 2025 tại TP Hà Nội và TP HCM? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được miễn đào tạo nghề thừa phát lại?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 7. Đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại và công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài
1. Người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, 2 Điều 6 của Nghị định này được tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp. Hồ sơ đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại được lập thành 01 bộ bao gồm: Giấy đăng ký tham gia khóa đào tạo nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định; bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm theo bản chính bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật để đối chiếu.
Người hoàn thành khóa đào tạo được cấp Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề Thừa phát lại.
2. Miễn đào tạo nghề Thừa phát lại đối với người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên; luật sư, công chứng viên đã hành nghề từ 05 năm trở lên; giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật; người đã là thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên chính, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; người đã là thanh tra viên cao cấp, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật; người đã là thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành thi hành án dân sự.
[...]
Theo đó, những người được miễn đào tạo nghề thừa phát lại bao gồm:
- Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên.
- Luật sư, công chứng viên đã hành nghề từ 05 năm trở lên.
- Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật.
- Người đã là thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên chính, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát.
- Người đã là thanh tra viên cao cấp, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
- Người đã là thẩm tra viên chính, thẩm tra viên cao cấp ngành thi hành án dân sự.
Thời gian tập sự hành nghề thừa phát lại là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 8. Tập sự hành nghề Thừa phát lại
[...]
3. Trong trường hợp có lý do chính đáng, người tập sự được tạm ngừng tập sự nhưng phải thông báo bằng văn bản với Văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang tập sự chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng tập sự.
4. Khi có căn cứ chấm dứt tập sự, Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự phải báo cáo bằng văn bản cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp thông báo bằng văn bản cho người tập sự, Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự về việc chấm dứt tập sự.
5. Thời gian tập sự là 06 tháng đối với người được đào tạo nghề Thừa phát lại, 03 tháng đối với người được bồi dưỡng nghề Thừa phát lại, kể từ ngày Sở Tư pháp ra văn bản thông báo về việc đăng ký tập sự.
6. Người thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 11 của Nghị định này không được đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại.
7. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
Như vậy, thời gian tập sự hành nghề thừa phát lại kéo dài 06 tháng đối với người được đào tạo nghề Thừa phát lại và 03 tháng đối với người được bồi dưỡng nghề Thừa phát lại, được tính từ ngày Sở Tư pháp ra văn bản thông báo về việc đăng ký tập sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?